Nhiều tiềm năng, thế mạnh
Bắc Ninh là tỉnh được biết đến là địa phương truyền nhập Phật giáo sớm ở nước ta với trung tâm phật giáo cổ xưa, tiêu biểu trong đó là chùa Phật Tích, chùa Dâu. Bên cạnh đó, tỉnh có 1.558 di tích lịch sử văn hóa, đình, đền chùa, miếu, lăng tẩm, trong đó gần 200 di tích quốc gia, 4 di tích quốc gia đặc biệt. Song song với các di tích, Bắc Ninh có 547 lễ hội truyền thống, 60 làng nghề truyền thống. Tại đây đều lưu giữ những giá trị tâm linh tín ngưỡng đặc thù độc đáo như: đền thờ tổ nghề, các tục tuyền nghề, tục đốt lò…
Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du được biết đến là di tích quốc gia đặc biệt, đại danh lam thắng cảnh từ thời Lý thường xuyên phục vụ vua, quan đến thăm quan, ngắm cảnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phật Tích còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá từ thời Lý, tiêu biểu nhất trong số này là pho tượng A di đà bằng đá là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng Phật tuyệt mỹ nhất từ thời Lý được bảo lưu đến ngày nay. Mặc dù hơn 1.000 năm tuổi, pho tượng vẫn là một tác phẩm tuyệt mỹ về triết lý Phật pháp, đường nét, hoa văn, chất liệu. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ vườn tháp cổ, 10 linh thú đá. Bởi vậy, đây là địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng cho du khách gần xa.
Đền Đô, thị xã Từ Sơn là một trong số những di tích quốc gia đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh. Những năm qua, Đền Đô được biết đến là nơi du khách biết đến nhiều nhất. Hàng năm, hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đã đến đây tham quan. Không chỉ các di tích quốc gia đặc biệt, các điểm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học mà du khách đến thăm quan, nghiên cứu.
Bên cạnh tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy du lịch phát triển như tích cực đầu tư kinh phí bảo tồn di tích xuống cấp. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trùng tu, tôn tạo các di tích. Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền, quảng bá giá trị của di tích được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, tại các điểm di tích nổi tiếng, tỉnh Bắc Ninh đều bố trí đội ngũ thuyết minh, đón tiếp, hướng dẫn du khách thắp hương, làm lễ theo đúng phong tục, tín ngưỡng. Các hoạt động bán hàng được đầu quy hoạch theo phân khu và có cam kết với tổ chức về chất lượng. Bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch các điểm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông… tạo điểm nối các di tích phục vụ tham quan các du khách.
Chưa phát huy hiệu quả
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, hàng năm, địa phương thu hút khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó chủ yếu là khách chiêm bái, lễ Phật ở các di tích nổi tiếng và lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bắc Ninh chủ yếu mang tính mùa vụ, lượng khách tập trung vào những tháng đầu năm.
Chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh được phân công trực tại chùa Phật Tích cho biết: Thời gian qua, Ban Quản lý di tích phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển du lịch tại địa phương. Du khách đến với chùa Phật Tích chủ yếu lễ Phật, chiêm ngưỡng vãn cảnh chùa. Mỗi năm, di tích thu hút hơn 6.000 lượt khách du khách. Tuy nhiên, lượng khách đến chủ yếu vào đầu năm, những ngày thường mỗi ngày cũng chỉ có từ 1 đến 2 đoàn khách, chủ yếu là khách trong nước.
Theo ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, đa số các di tích chỉ làm công tác bảo tồn đơn thuần, hầu hết vẫn chưa hướng về du lịch, các dịch vụ bổ sung phục vụ du lịch chưa phong phú. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các doanh nghiệp làm du lịch vẫn còn yếu về vốn, năng lực chuyên môn, trong khi đó sự cạnh tranh giữa các thị trường du lịch khác mạnh.
Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch, người dân chưa có cái nhìn cụ thể về phát triển du lịch nên chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ thắp hương, lễ Phật. Các dịch vụ du lịch còn manh mún, nghèo nàn khiến cho các du khách cảm thấy đơn điệu, nhàm chán. Tại một số điểm du lịch, người dân nhiệt tình nhưng thiếu kỹ năng làm du lịch, chưa có chương trình bài bản giới thiệu cho du khách về lịch sử, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của vùng.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Ảnh cho biết, trong thời gian tới, nhằm phát huy tối đa thế mạnh du lịch tâm linh, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh. Đặc biệt, Bắc Ninh đã và đang đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, thông tin, dịch vụ du lịch, gắn kết xây dựng các cảng, bến tàu du lịch và kết cấu hạ tầng, cảnh quan di tích dọc theo tuyến đê sông Đuống, sông Cầu để nối các điểm du lịch tâm linh. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng, thiết lập các chương trình du lịch tâm linh tiêu biểu như: Chương trình du lịch tâm linh qua ngôi cùa cổ; chương trình khám phá 7 chữ Tổ trên đất Bắc Ninh; chương trình du lịch miền Quan họ kết hợp nghe hát Quan họ trên thuyền định kỳ hàng tháng…Tỉnh chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, có kế hoạch, chính sách hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch tâm linh. Đối với các điểm du lịch, tỉnh tăng cường quản lý giá cả, thực hiện niêm yết giá công khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch như: tăng cường kiểm tra, phát hiện,kịp thời ngăn chặn xử lý các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch…
Du lịch tâm linh là loại hình có nhiều tiềm năng, thế mạnh, tuy nhiên Bắc Ninh chưa khai thác tốt thế mạnh trên gây lãng phí tiềm năng. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng hướng đi mới thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần quảng bá văn hóa, con người Bắc Ninh với đông đảo các du khách trong và ngoài nước.
Bắc Ninh là tỉnh được biết đến là địa phương truyền nhập Phật giáo sớm ở nước ta với trung tâm phật giáo cổ xưa, tiêu biểu trong đó là chùa Phật Tích, chùa Dâu. Bên cạnh đó, tỉnh có 1.558 di tích lịch sử văn hóa, đình, đền chùa, miếu, lăng tẩm, trong đó gần 200 di tích quốc gia, 4 di tích quốc gia đặc biệt. Song song với các di tích, Bắc Ninh có 547 lễ hội truyền thống, 60 làng nghề truyền thống. Tại đây đều lưu giữ những giá trị tâm linh tín ngưỡng đặc thù độc đáo như: đền thờ tổ nghề, các tục tuyền nghề, tục đốt lò…
Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du được biết đến là di tích quốc gia đặc biệt, đại danh lam thắng cảnh từ thời Lý thường xuyên phục vụ vua, quan đến thăm quan, ngắm cảnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phật Tích còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá từ thời Lý, tiêu biểu nhất trong số này là pho tượng A di đà bằng đá là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng Phật tuyệt mỹ nhất từ thời Lý được bảo lưu đến ngày nay. Mặc dù hơn 1.000 năm tuổi, pho tượng vẫn là một tác phẩm tuyệt mỹ về triết lý Phật pháp, đường nét, hoa văn, chất liệu. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ vườn tháp cổ, 10 linh thú đá. Bởi vậy, đây là địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng cho du khách gần xa.
Rất đông du khách thập phương đến lễ chùa Phật Tích. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN |
Đền Đô, thị xã Từ Sơn là một trong số những di tích quốc gia đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh. Những năm qua, Đền Đô được biết đến là nơi du khách biết đến nhiều nhất. Hàng năm, hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đã đến đây tham quan. Không chỉ các di tích quốc gia đặc biệt, các điểm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học mà du khách đến thăm quan, nghiên cứu.
Bên cạnh tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy du lịch phát triển như tích cực đầu tư kinh phí bảo tồn di tích xuống cấp. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trùng tu, tôn tạo các di tích. Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền, quảng bá giá trị của di tích được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, tại các điểm di tích nổi tiếng, tỉnh Bắc Ninh đều bố trí đội ngũ thuyết minh, đón tiếp, hướng dẫn du khách thắp hương, làm lễ theo đúng phong tục, tín ngưỡng. Các hoạt động bán hàng được đầu quy hoạch theo phân khu và có cam kết với tổ chức về chất lượng. Bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch các điểm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông… tạo điểm nối các di tích phục vụ tham quan các du khách.
Chưa phát huy hiệu quả
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, hàng năm, địa phương thu hút khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó chủ yếu là khách chiêm bái, lễ Phật ở các di tích nổi tiếng và lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bắc Ninh chủ yếu mang tính mùa vụ, lượng khách tập trung vào những tháng đầu năm.
Chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh được phân công trực tại chùa Phật Tích cho biết: Thời gian qua, Ban Quản lý di tích phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển du lịch tại địa phương. Du khách đến với chùa Phật Tích chủ yếu lễ Phật, chiêm ngưỡng vãn cảnh chùa. Mỗi năm, di tích thu hút hơn 6.000 lượt khách du khách. Tuy nhiên, lượng khách đến chủ yếu vào đầu năm, những ngày thường mỗi ngày cũng chỉ có từ 1 đến 2 đoàn khách, chủ yếu là khách trong nước.
Theo ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, đa số các di tích chỉ làm công tác bảo tồn đơn thuần, hầu hết vẫn chưa hướng về du lịch, các dịch vụ bổ sung phục vụ du lịch chưa phong phú. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các doanh nghiệp làm du lịch vẫn còn yếu về vốn, năng lực chuyên môn, trong khi đó sự cạnh tranh giữa các thị trường du lịch khác mạnh.
Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch, người dân chưa có cái nhìn cụ thể về phát triển du lịch nên chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ thắp hương, lễ Phật. Các dịch vụ du lịch còn manh mún, nghèo nàn khiến cho các du khách cảm thấy đơn điệu, nhàm chán. Tại một số điểm du lịch, người dân nhiệt tình nhưng thiếu kỹ năng làm du lịch, chưa có chương trình bài bản giới thiệu cho du khách về lịch sử, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của vùng.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Ảnh cho biết, trong thời gian tới, nhằm phát huy tối đa thế mạnh du lịch tâm linh, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh. Đặc biệt, Bắc Ninh đã và đang đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, thông tin, dịch vụ du lịch, gắn kết xây dựng các cảng, bến tàu du lịch và kết cấu hạ tầng, cảnh quan di tích dọc theo tuyến đê sông Đuống, sông Cầu để nối các điểm du lịch tâm linh. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng, thiết lập các chương trình du lịch tâm linh tiêu biểu như: Chương trình du lịch tâm linh qua ngôi cùa cổ; chương trình khám phá 7 chữ Tổ trên đất Bắc Ninh; chương trình du lịch miền Quan họ kết hợp nghe hát Quan họ trên thuyền định kỳ hàng tháng…Tỉnh chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, có kế hoạch, chính sách hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch tâm linh. Đối với các điểm du lịch, tỉnh tăng cường quản lý giá cả, thực hiện niêm yết giá công khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch như: tăng cường kiểm tra, phát hiện,kịp thời ngăn chặn xử lý các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch…
Du lịch tâm linh là loại hình có nhiều tiềm năng, thế mạnh, tuy nhiên Bắc Ninh chưa khai thác tốt thế mạnh trên gây lãng phí tiềm năng. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng hướng đi mới thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần quảng bá văn hóa, con người Bắc Ninh với đông đảo các du khách trong và ngoài nước.
Thanh Thương