Theo đó, Bạc Liêu đã chủ trì lựa chọn tổng đạo diễn, phê duyệt, triển khai thực hiện kịch bản chi tiết, chương trình Lễ Khai mạc và Bế mạc ngày hội; xây dựng kế hoạch tổ chức truyền hình, truyền thanh trực tiếp Lễ Khai mạc và kế hoạch tuyên truyền các hoạt động của ngày hội với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; xây dựng các phương án và tổ chức các lực lượng, phương tiện đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn giao thông trên địa bàn…
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu Cao Xuân Thu Vân cho biết, Sở đang triển khai phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền quảng bá trên các ấn phẩm, đặc san, tạp chí, các cụm cổ động, panô, áp phích, băng rôn, treo cờ Tổ quốc, dựng các cổng trào, kết đèn hoa tại các địa bàn và các huyện lân cận, điểm diễn ra các hoạt động ngày hội. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp, lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu phục vụ ăn, nghỉ và tham quan của đại biểu và du khách…
Ngoài ra, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng ký Quyết định số 1501 ngày 22/8/2017 về việc giải quyết kinh phí hỗ trợ các chùa mua dàn nhạc ngũ âm, đóng mới và sửa chữa ghe Ngo. Theo đó, có 19 chùa trong tỉnh được hỗ trợ kinh phí sửa chữa và đóng mới ghe Ngo.
Cùng với đó, với tư cách là tỉnh đăng cai tổ chức ngày hội, Bạc Liêu chọn ý tưởng mô phỏng lại nét văn hóa của đồng bào Khmer vào dịp tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây. Trưởng đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu Lâm Thế Hiệp khẳng định, với lợi thế trẻ tuổi và sắc vóc tươi mới, diễn viên của Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu hứa hẹn sẽ khuấy động cuộc tranh tài cùng với các tỉnh bạn nhằm khắc họa thật đậm nét và đi vào lòng người nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ tại Bạc Liêu.
Ngày hội quy tụ khoảng 2.000 vận động viên, diễn viên, nhạc công của 12 tỉnh, thành phố có đông đảo đồng bào tộc người Khmer sinh sống: Bạc Liêu, Tây Ninh, Bình Phước, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự phối hợp của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam, Viện Phim Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam…
Ngày hội diễn ra trong thời gian 3 ngày, bắt đầu từ 17/11 đến 19/11/2017 tại nhiều điểm trên địa bàn tỉnh với các nội dung: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; Giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian; trình diễn, giới thiệu trang phục truyền thống; triển lãm, giới thiệu nghề truyền thống dân tộc Khmer; giới thiệu văn hóa ẩm thực; giao lưu biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động du lịch, các hoạt động thể thao (bóng đá, bóng chuyền, việt dã, đẩy gậy, kéo co, đua ghe ngo (trên 1.000 vận động viên tham gia), bi sắt, đi cà kheo)…
Chương trình lễ khai mạc và bế mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu và Đài Phát thanh truyền hình các địa phương tham gia ngày hội.
Lễ Khai mạc Ngày hội sẽ tổ chức vào 20 giờ, ngày 17/11/2017.
Lễ Bế mạc Ngày hội được diễn ra lúc 20h ngày 19/11/2017./.
Đua ghe Ngo đồng bào Khmer trong dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN |
Ngoài ra, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng ký Quyết định số 1501 ngày 22/8/2017 về việc giải quyết kinh phí hỗ trợ các chùa mua dàn nhạc ngũ âm, đóng mới và sửa chữa ghe Ngo. Theo đó, có 19 chùa trong tỉnh được hỗ trợ kinh phí sửa chữa và đóng mới ghe Ngo.
Cùng với đó, với tư cách là tỉnh đăng cai tổ chức ngày hội, Bạc Liêu chọn ý tưởng mô phỏng lại nét văn hóa của đồng bào Khmer vào dịp tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây. Trưởng đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu Lâm Thế Hiệp khẳng định, với lợi thế trẻ tuổi và sắc vóc tươi mới, diễn viên của Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer Bạc Liêu hứa hẹn sẽ khuấy động cuộc tranh tài cùng với các tỉnh bạn nhằm khắc họa thật đậm nét và đi vào lòng người nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ tại Bạc Liêu.
Ngày hội quy tụ khoảng 2.000 vận động viên, diễn viên, nhạc công của 12 tỉnh, thành phố có đông đảo đồng bào tộc người Khmer sinh sống: Bạc Liêu, Tây Ninh, Bình Phước, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự phối hợp của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam, Viện Phim Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam…
Ngày hội diễn ra trong thời gian 3 ngày, bắt đầu từ 17/11 đến 19/11/2017 tại nhiều điểm trên địa bàn tỉnh với các nội dung: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; Giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian; trình diễn, giới thiệu trang phục truyền thống; triển lãm, giới thiệu nghề truyền thống dân tộc Khmer; giới thiệu văn hóa ẩm thực; giao lưu biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động du lịch, các hoạt động thể thao (bóng đá, bóng chuyền, việt dã, đẩy gậy, kéo co, đua ghe ngo (trên 1.000 vận động viên tham gia), bi sắt, đi cà kheo)…
Chương trình lễ khai mạc và bế mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu và Đài Phát thanh truyền hình các địa phương tham gia ngày hội.
Lễ Khai mạc Ngày hội sẽ tổ chức vào 20 giờ, ngày 17/11/2017.
Lễ Bế mạc Ngày hội được diễn ra lúc 20h ngày 19/11/2017./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN