Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Chiều 11/12, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2023.

Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 ảnh 1Đồng chí Hoàng Duy Chinh - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN

Trong năm 2022, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch 5 năm 2021-2025 của HĐND tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh cũng tập trung chỉ triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả đạt được dự ước, trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2022, có 22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các hoạt động kinh tế của tỉnh được duy trì, phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 ước đạt 6,01%, trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng trưởng 3,83%; công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 8,96%; dịch vụ tăng trưởng 6,25%. GRDP bình quân đầu người đạt 46,3 triệu đồng/người, đạt 101% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 830 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch; tổng chi ngân sách ước 8.625 tỷ đồng, đạt 138% dự toán giao đầu năm.

Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 ảnh 2Ông Nguyễn Đăng Bình - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

Còn 4/26 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch đề ra là số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm; số trường đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế tăng thêm; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 73%, kế hoạch ≥82%.

Tại Hội nghị, các đại biểu đề nghị được kéo dài thời gian giải ngân đối với một số nguồn vốn phân bổ chậm, đồng thời nhất trí với 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh đề ra trong năm 2023 trên địa bàn, trong đó có một số chỉ tiêu cơ bản như: Tốc độ tăng trưởng GRDP trên 7 %/năm; GRDP bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/người; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt từ 955 tỷ đồng trở lên; trồng rừng: 3.900 ha, phát triển mới 20 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 đến 2,5%, chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh tăng từ 02 bậc trở lên...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Hoàng Duy Chinh - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn biểu dương nỗ lực của UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai sớm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2023. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn đề nghị các đơn vị, địa phương cần vào cuộc quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp từ đầu năm. Đối với 4 chỉ tiêu không đạt của năm 2022 cần rút kinh nghiệm sâu sắc để thực hiện tốt hơn trong năm 2023; trong nhiệm vụ công việc cần hài hòa, thống nhất để đạt kết quả cao nhất.

Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 ảnh 3Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, năm 2023, các sở, thủ trưởng các ban, ngành và các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp cần khẩn trương xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định. Các đơn vị tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; đảm bảo chăm lo cho các gia đình chính sách và người có công; chăm sóc người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người lao động theo quy định.

Vũ Hoàng Giang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm tại các Ủy ban của Quốc hội khóa XV.