Ngoài quà của Chủ tịch nước, tỉnh sẽ tặng quà (từ nguồn ngân sách tỉnh) cho người có công ở các huyện, thành phố, thương binh ở các đơn vị nuôi dưỡng tập trung với mức 300.000 đồng/suất quà; tặng quà 1 triệu đồng/suất cho người có công tiêu biểu ở các huyện, thành phố; tặng quà trị giá 3 triệu đồng/đơn vị cho các tập thể nuôi dưỡng tập trung và điều trị có thương bệnh binh là người Bắc Giang; tặng quà trị giá 600.000 đồng/suất cho các thương binh, bệnh binh là người Bắc Giang được nuôi dưỡng điều trị trong và ngoài tỉnh.
Dịp này, tỉnh Bắc Giang tu sửa, nâng cấp 7 công trình ghi công liệt sĩ; hoàn thiện đền thờ liệt sĩ huyện Tân Yên, đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Bắc Giang. Mỗi huyện, thành phố trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ sửa chữa, xây mới từ 7 nhà tình nghĩa trở lên từ nguồn vận động xã hội hóa.
Quan tâm thực hiện tốt hơn công tác "Đền ơn đáp nghĩa", trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực người công với cách mạng, các chính sách mới như Pháp lệnh số 04 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 05 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; Nghị định số 31 ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng... Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, triển khai kịp thời các chế độ, chính sách mới. Các địa phương quan tâm giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai và thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định mới. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách sẽ được tăng cường , xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như: Xây dựng xã, phường làm tốt công tác Thương binh - Liệt sĩ và người có công với cách mạng, phấn đấu 100% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú; làm tốt công tác phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn. Tỉnh hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; hỗ trợ người có công có khó khăn về nhà ở xây dựng mới và sửa chữa nhà. Hằng năm, tỉnh vận động các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và nhân dân đóng góp quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp.
Tổng số đối tượng chính sách hiện tỉnh Bắc Giang đang quản lý tính đến nay là khoảng 160.194 người, trong đó có 1.318 mẹ liệt sĩ đã được Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" (hiện có 58 mẹ còn sống); 30 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; 164 cán bộ lão thành cách mạng; 390 cán bộ tiền khởi nghĩa; khoảng 21.000 liệt sĩ, trên 21.000 thương binh, bệnh binh; trên 8.000 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ được giải quyết hưởng chế độ chất độc hóa học; gần 110.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Từ năm 2007 đến nay, trên 80.000 lượt đối tượng người có công của tỉnh Bắc Giang đã được điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà.
Tỉnh đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 101.764 người có công và các đối tượng khác. Tỉnh đã dành kinh phí trên 70 tỷ đồng xây mới, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ. Toàn tỉnh đã tặng hơn 62.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí khoảng 13 tỷ đồng. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp của tỉnh đã thu được gần 27 tỷ đồng; gần 1.800 hộ người có công được tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với kinh phí hơn 50 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh, một số thương bệnh binh không chỉ kinh doanh, sản xuất giỏi mà còn tổ chức giúp đỡ, tạo việc làm cho lao động ở địa phương và có nhiều đóng góp vào hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương. Điển hình như thương binh hạng 2 Nguyễn Văn Thiết ở xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa; bà Diêm Thị Chắt, vợ liệt sĩ Diêm Công Quyết ở xã Hương Mai, huyện Việt Yên; thương binh Ninh Đắc Môn ở Đào Mỹ, huyện Lạng Giang.
Dịp này, tỉnh Bắc Giang tu sửa, nâng cấp 7 công trình ghi công liệt sĩ; hoàn thiện đền thờ liệt sĩ huyện Tân Yên, đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Bắc Giang. Mỗi huyện, thành phố trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ sửa chữa, xây mới từ 7 nhà tình nghĩa trở lên từ nguồn vận động xã hội hóa.
Quan tâm thực hiện tốt hơn công tác "Đền ơn đáp nghĩa", trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực người công với cách mạng, các chính sách mới như Pháp lệnh số 04 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 05 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; Nghị định số 31 ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng... Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, triển khai kịp thời các chế độ, chính sách mới. Các địa phương quan tâm giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai và thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định mới. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách sẽ được tăng cường , xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như: Xây dựng xã, phường làm tốt công tác Thương binh - Liệt sĩ và người có công với cách mạng, phấn đấu 100% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú; làm tốt công tác phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn. Tỉnh hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; hỗ trợ người có công có khó khăn về nhà ở xây dựng mới và sửa chữa nhà. Hằng năm, tỉnh vận động các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và nhân dân đóng góp quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp.
Tổng số đối tượng chính sách hiện tỉnh Bắc Giang đang quản lý tính đến nay là khoảng 160.194 người, trong đó có 1.318 mẹ liệt sĩ đã được Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" (hiện có 58 mẹ còn sống); 30 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; 164 cán bộ lão thành cách mạng; 390 cán bộ tiền khởi nghĩa; khoảng 21.000 liệt sĩ, trên 21.000 thương binh, bệnh binh; trên 8.000 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ được giải quyết hưởng chế độ chất độc hóa học; gần 110.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Từ năm 2007 đến nay, trên 80.000 lượt đối tượng người có công của tỉnh Bắc Giang đã được điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà.
Tỉnh đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 101.764 người có công và các đối tượng khác. Tỉnh đã dành kinh phí trên 70 tỷ đồng xây mới, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ. Toàn tỉnh đã tặng hơn 62.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí khoảng 13 tỷ đồng. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp của tỉnh đã thu được gần 27 tỷ đồng; gần 1.800 hộ người có công được tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với kinh phí hơn 50 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh, một số thương bệnh binh không chỉ kinh doanh, sản xuất giỏi mà còn tổ chức giúp đỡ, tạo việc làm cho lao động ở địa phương và có nhiều đóng góp vào hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương. Điển hình như thương binh hạng 2 Nguyễn Văn Thiết ở xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa; bà Diêm Thị Chắt, vợ liệt sĩ Diêm Công Quyết ở xã Hương Mai, huyện Việt Yên; thương binh Ninh Đắc Môn ở Đào Mỹ, huyện Lạng Giang.
Việt Hùng