93 năm thành lập Đảng: Hiệu quả từ mô hình “Dân tin - Đảng cử” tại Quảng Ngãi

93 năm thành lập Đảng: Hiệu quả từ mô hình “Dân tin - Đảng cử” tại Quảng Ngãi

Với quyết tâm đổi mới trong công tác xây dựng Đảng, từ tháng 5/2022, Quảng Ngãi đã triển khai Đề án 07 về việc thực hiện thí điểm mô hình “Dân tin - Đảng cử” tại ba huyện Ba Tơ, Tư Nghĩa và Bình Sơn. Đây là cách làm mới của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên…
Huyện miền núi Ba Tơ đổi thay sau 50 năm giải phóng

Huyện miền núi Ba Tơ đổi thay sau 50 năm giải phóng

Huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có bề dày lịch sử, cách mạng và văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Hre. 50 năm sau ngày giải phóng (30/10/1972 - 30/10/2022), vùng căn cứ địa cách mạng năm xưa nay đã khoác lên mình những gam màu tươi sáng, trên nền tảng kinh tế ổn định, phát triển bền vững.
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Quảng Ngãi do nắng nóng gay gắt

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Quảng Ngãi do nắng nóng gay gắt

Ngày 2/6, ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, thông tin, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng với tổng diện tích rừng bị thiệt hại là hơn 7,4 ha (hơn 2,2 ha rừng tự nhiên và hơn 5,2 ha) rừng trồng; trong đó, tại huyện Trà Bồng xảy ra 9 vụ, tại huyện Ba Tơ 1 vụ, tại huyện Sơn Tịnh 1 vụ và tại huyện Tư Nghĩa 1 vụ. Qua điều tra sơ bộ, Chi cục xác định nguyên nhân chủ yếu là do người dân đốt nương rẫy, đốt thực bì sau khi khai thác rừng trồng và gây cháy lan.
Hiệu quả mô hình hợp tác nuôi cá nước ngọt tại Quảng Ngãi

Hiệu quả mô hình hợp tác nuôi cá nước ngọt tại Quảng Ngãi

Quảng Ngãi hiện có hơn 1.500 ha diện tích hồ đập có khả năng nuôi trồng thủy sản; trong đó hơn 50% diện tích mặt nước tập trung ở các huyện miền núi đã được đồng bào khai thác để hợp tác cùng nhau nuôi cá nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
Quảng Ngãi phát triển vùng trồng mây tạo sinh kế bền vững cho người dân

Quảng Ngãi phát triển vùng trồng mây tạo sinh kế bền vững cho người dân

Ba Tơ là 1 trong 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích đất tự nhiên hơn 113.600 ha; trong đó đất lâm nghiệp chiếm hơn 95.500 ha (84%), phân bố rộng khắp trên 20 xã, thị trấn của huyện. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào Hre với trên 54.000 người, đời sống dân sinh còn thấp, chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chủ yếu là trồng keo.
Quảng Ngãi nỗ lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi nỗ lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.
Quảng Ngãi vài nét tổng quan

Quảng Ngãi vài nét tổng quan

Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Quảng Ngãi) và 13 huyện (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, Lý Sơn).
Ống vinh-vút, nhạc cụ độc đáo của người Hrê

Ống vinh-vút, nhạc cụ độc đáo của người Hrê

Nhạc cụ truyền thống của người Hrê rất phong phú và đa dạng, có cồng chiêng, đàn Vroat, ta lía, ống vinh-vút... Trong đó, ống vinh-vút là loại nhạc cụ truyền thống thuộc bộ vỗ, đặc biệt loại nhạc cụ này thường dành riêng cho phụ nữ Hrê.