9 vấn đề và 8 nội dung chính tại Phiên họp thứ tư Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

9 vấn đề và 8 nội dung chính tại Phiên họp thứ tư Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp thứ tư được tổ chức hai đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 3-6/10; đợt 2 từ ngày 17/10 đến sáng 18/10. Chiều 18/10 và ngày 19/10, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chuẩn bị những nội dung hoàn tất cho việc khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV dự kiến vào ngày 20/10. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ tư tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng:

- Thứ nhất là cho ý kiến về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV.

- Thứ hai là cho ý kiến về hai dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai, gồm: Luật Quy hoạch sửa đổi (cho ý kiến lần thứ hai) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự.

- Thứ ba là cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, trong đó chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017; Kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu định hướng huy động sử dụng vốn vay, quản lý nợ công 2016-2020. 

- Thứ tư là cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.

-  Thứ năm là cho ý kiến về các báo cáo giám sát. Báo cáo giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Báo cáo kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Quốc hội năm 2016; Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

- Thứ sáu, nghe Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân năm 2016. 

- Thứ bảy, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề Hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phát triển khoa học - công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo. 

- Thứ tám, cho ý kiến về hai dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong đó ban hành quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội. Văn bản thứ hai là quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch nước. 

- Thứ chín, tiến hành phê chuẩn nhân sự Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Hội đồng dân tộc của Quốc hội. 

Quagn cảnh Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Quagn cảnh Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Ngoài ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo về một số nội dung như sau: 

+ Thứ nhất, Thường trực Ủy ban Tài Chính-Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung nội dung cho ý kiến về Báo cáo công tác năm 2016 của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một nội dung gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu tài liệu kết hợp thảo luận tại kỳ họp. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị kỳ họp còn nhiều nội dung cần cho ý kiến, trong khi thời gian cho phiên họp có hạn nên đề nghị giao Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước phối hợp hoàn chỉnh lại các báo cáo trình Quốc hội. Trong trường hợp có những nội dung cần thiết phải xin ý kiến thì Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản. 

+ Vấn đề thứ hai là Nghị quyết 98 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 và đến nay cả Chính phủ và Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều có đề nghị bổ sung Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn này để trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai. Vì vậy, xin phép Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung nội dung này và sẽ báo cáo thảo luận cùng với nội dung thảo luận về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước vào đợt hai của Phiên họp thứ tư (ngày 17-18/10), Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

+ Thứ ba, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2016, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) nhưng Chính phủ có đề nghị chương trình dự án luật này chưa đưa ra tại kỳ họp thứ hai mà để đến sau khi tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, để có cơ sở đầy đủ đảm bảo dự án luật khi trình ra Quốc hội đã được tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và phù hợp thực tiễn, đi vào cuộc sống. Vì vậy xin phép Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rút dự án luật ra khỏi chương trình của Phiên họp thứ tư. 

+ Thứ tư, Chính phủ đề nghị bổ sung hai dự án luật vào chương trình của Phiên họp thứ tư để Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Thứ nhất là Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Về đề nghị của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã báo cáo, tới chiều tối 29/9 mới nhận được tài liệu dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; chiều 30/9, mới nhận được dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Căn cứ theo quy định, đối với những dự án, dự thảo trình Quốc hội, chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc Kỳ họp, cơ quan chuẩn bị dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ đầy đủ đến cơ quan của Quốc hội để thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra tiến hành thẩm tra. Trong khi đó, từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV chỉ còn 17 ngày. Như vậy, theo luật là không đảm bảo thời gian để các cơ quan tham gia, phối hợp thẩm tra làm việc theo quy định của luật. 

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị và xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đối với dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chuẩn bị kịp và đánh giá chất lượng dự án luật đảm bảo đủ điều kiện trình tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV thì bố trí Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào phiên họp sáng 6/10, đồng thời sẽ lùi việc thảo luận 2 dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sang phiên họp thứ năm. 

Còn đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh thì qua xem xét sơ bộ hồ sơ của Chính phủ, dự án luật này dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung 12 luật hiện hành. Đây là dự án luật sửa đổi bổ sung 12 luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 6 lĩnh vực thuộc lĩnh vực của Ủy ban Kinh tế theo dõi và chủ trì thẩm tra, đó là: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật đầu thầu, Luật quy hoạch đô thị. Có hai dự thảo luật thuộc Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, đó là Luật xây dựng và Luật bảo vệ môi trường, có 1 luật thuộc lĩnh vực Ủy ban Tài chính ngân sách - Luật quản lý thuế. Có 2 luật thuộc lĩnh vực của Ủy ban văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đó là: Luật quảng cáo, Luật điện ảnh. Một lĩnh vực của Ủy ban pháp luật đó là Luật nhà ở. Vì vậy, trong quá trình thẩm tra đối với dự án luật này đòi hỏi mất khá nhiều nhiều thời gian, khó đảm bảo cho các Ủy ban vừa chủ trì vừa phối hợp để hoàn tất những nội dung thẩm tra, trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ tư. 

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, vì liên quan đến 12 luật, nhiều cơ quan chủ trì, thẩm tra và phối hợp thẩm tra do đó đề nghị Ủy ban thường vụ cho ý kiến về mặt thời gian. Tuy nhiên, trên tinh thần đảm bảo đúng thủ tục quy trình, đảm bảo chất lượng, nếu chuẩn bị kịp thì Ủy ban thường vụ cho ý kiến vào đợt hai của Phiên họp thứ tư. 

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, mặc dù được đưa vào trong chương trình dự kiến nhưng thời điểm này Chính phủ chưa gửi hồ sơ, tài liệu về dự thảo nghị quyết nên không có cơ sở đưa nội dung vào chương trình. Mặt khác, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến giảm bớt việc Quốc hội ban hành nghị quyết để sửa luật, mà có thể ban hành luật để sửa các điều khoản của các luật thuế. Trên tinh thần đó, Chính phủ đang chỉ đạo chuẩn bị có thể ra luật này. 



















 

Có thể bạn quan tâm