60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Ký ức một thời làm phóng viên chiến trường

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Ký ức một thời làm phóng viên chiến trường

Những ngày đầu tháng 10/2020, Nhà báo Phạm Đức Yên, nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ (Khu V) tất bật chuẩn bị cho chuyến đi vào Thành phố Hồ Chí Minh dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng (1960 - 2020) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong niềm vui sắp được gặp lại đồng nghiệp, đồng đội, ký ức về những ngày tháng sống, chiến đấu, lao động của ông ở chiến trường khu V lần lượt hiện về...

 * Ông "Yên mất dép” và những lần chết hụt…

Nhà báo Phạm Đức Yên “nổi tiếng” với các đồng nghiệp trong lớp GP10 bởi câu chuyện ông “chạy mất dép” khi tránh máy bay địch. Cái tên “Yên mất dép” cũng được đồng nghiệp dùng để gọi ông trong nhiều năm ông ở Thông tấn xã Giải phóng.

Nhà báo Phạm Đức Yên kể, năm 1974, ông cùng đồng nghiệp đi một chuyến công tác dài ngày theo chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức (trên địa bàn Quảng Đà - Quảng Nam thời đó, nay là Quảng Nam - Đà Nẵng). Khi đó, ông vừa trải qua một trận sốt rét, người vẫn rất yếu. Sau nhiều ngày hành quân trong rừng rất mệt mỏi, lúc đó, đoàn ra đến một khoảng rừng được nhân dân địa phương khai hoang làm rẫy trồng sắn.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Ký ức một thời làm phóng viên chiến trường ảnh 1Nhà báo Phạm Đức Yên bên xác máy bay địch tại Quảng Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cả một vạt rừng trống lổn nhổn toàn những gốc sắn đã được thu hoạch, chỉ còn trơ lại những gốc cây khô. Đi giữa khu rừng trống hoác, ông nghĩ bụng: “Đi giữa rừng trống thế này mà gặp máy bay thì mình chết”. Vừa nghĩ xong, ông đã nghe trên đầu ù ù tiếng máy bay, nhìn lên trời là "một đàn" A37 đang từ xa bay đến. Ông bỏ chạy. Ông bảo, “Lúc ấy vừa khỏi sốt rét, sức còn yếu, ba lô thì nặng, nhưng đến thời khắc sinh tử, giữa sống và chết, không hiểu sao mình chạy khỏe thế”. Máy bay đến, ông chạy, máy bay đi ông lại nằm thở… cứ thế năm lần bảy lượt. Khi máy bay đi hẳn, ông nằm gục xuống đất cả tiếng đồng hồ mới gượng dậy được. Lúc ấy, ông mới nhìn ra, ba lô cũng mất, đôi dép cao su đi dưới chân chỉ còn một chiếc. Ông tập tễnh quay lại tìm khắp cánh rừng, nhưng chỉ tìm lại được ba lô, còn chiếc dép không thể tìm được, ông đành phải tiếp tục hành quân bằng chân đất.

Phải nói rằng, hành quân trong rừng mà không có dép là một cực hình, gai đâm vào chân toét hết cả máu. Ông tìm hết bẹ chuối, vỏ cây, rồi lấy lá cây buộc vào chân để đi, nhưng không được. Cuối cùng, ông phải cởi chiếc áo đang mặc trên người xuống quấn vào chân, chống gậy đi theo đoàn. Cứ thế suốt mấy ngày, cho đến khi đoàn công tác đến một đơn vị bộ đội, có anh bộ đội nghe chuyện đã tặng ông một đôi dép mới. Ông bảo, đôi dép lúc ấy quý hơn cả vàng… Khi về đến cơ quan, anh em đồng nghiệp nghe chuyện của ông, cứ bò ra cười. Từ đó, mọi người gọi ông là “Yên mất dép”...

Sau chuyến đi ấy, ông về viết được mấy phóng sự, trong đó có bài “Ba chiến sỹ đẩy lui một tiểu đoàn trên chốt điểm Hòn Giang”, viết về trận chiến mà quân ta chỉ có 3 chiến sỹ mà anh dũng đánh lui một tiểu đoàn địch trên chốt điểm Hòn Giang. Bài “Nổi dậy từ trong lòng địch”, viết về một chiến sỹ cách mạng tên Hồng, đã vận động được nhiều quân địch phản chiến, đầu hàng quân giải phóng. Bài “Dưới chân núi Hòn Chiêng” viết về trận chiến ở cứ điểm Hòn Chiêng (Quế Sơn, Quảng Nam)…

Nhắc đến trận chiến dưới chân núi hòn Chiêng, Nhà báo Phạm Đức Yên lại nhớ đến Nhà báo Thiện Tơ, Báo Quân giải phóng, người đã hy sinh ngay trước mắt ông. “Anh Thiện Tơ là phóng viên ảnh của Báo Quân giải phóng. Lúc đó, quân ta đã thắng trận ở Hòn Chiêng. Anh Thiện Tơ rủ tôi trèo lên chốt, anh muốn chụp kiểu ảnh từ trên cao xuống. Tôi rất mệt nên ngồi bên ngoài chờ. Không ngờ, địch tuy đã rút chạy nhưng chúng vẫn cay cú nên chúng nã pháo từ xa vào xóa sổ chốt. Anh Thiện Tơ hy sinh ngay trước mắt tôi lúc đó”, Nhà báo Phạm Đức Yên rưng rưng xúc động.

Lần khác, ông được phân công cùng Nhà báo Phước Huề (ở Đà Nẵng) đi trạm gần sông Tranh lấy hàng Tết cho đơn vị. Trên đường đi có qua một con suối, Nhà báo Phước Huề đi trước, ông đi cách sau khoảng 500m. Dòng suối chia làm hai nhánh chảy hai bên, ở giữa có một cái gò nổi lên, trên gò có nhiều cây cối. Ông kể: Lúc ấy, anh Phước Huề đã sang được bờ bên kia rồi, tôi mới đi đến giữa suối, chỗ cái gò cao. Vừa đặt chân lên gò, tôi nghe nước ào ào chảy xuống, nhìn ra, thấy nước lũ đục ngầu cùng với gỗ, đá từ trên nguồn đổ về. Nước hai bên dâng lên cao, rồi ngập dần lên gò. Tôi lấy cái võng, vít hai ngọn cây cao để buộc võng vào, sau đó đu người trèo lên võng nằm tránh lũ. Sáng hôm sau nước rút, tôi lội sang bờ bên kia, thấy anh Phước Huề đang ngồi khóc đỏ cả mắt. Nhìn thấy tôi, anh Phước Huề ôm chầm lấy bảo: “Tao tưởng mày chết rồi Yên ơi, tao khóc suốt đêm vì tưởng mày chết rồi...”.

* Sợ nhất bị đói và thiếu muối…

 Với nhiều người, đi làm phóng viên chiến trường, đi theo các chiến dịch, tuy vất vả, nguy hiểm, nhưng vẫn không đáng sợ bằng bị… đói. Bị sốt rét và bị đói là điều đáng sợ nhất lúc bấy giờ. Nhà báo Phạm Đức Yên bảo, nếu dùng một từ để tả, có thể nói là “đói quay đói quắt”. Có thời điểm, vài tháng không có gạo, anh em ăn hết sắn tươi rồi đến sắn khô. Có lúc sắn cũng không có mà ăn, nhiều người mang quần áo, đồ dùng vào trong vùng đồng bào đổi được cái gì thì ăn cái đó cho qua ngày. Có khi, trên đường hành quân, hái được nắm lá sắn, mang về làm dưa muối, thế là cũng trở thành “đặc sản”.

Sau cái đói là thèm thuốc, thèm muối. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phong tỏa cửa khẩu, muối không vào được, anh em thiếu muối phù nề hết cả mặt mũi chân tay. Ông bảo, phải ở miền Trung giai đoạn ấy, mới thấm thía câu hát: “Hạt muối năm xưa từng trông chờ đỏ mắt, anh gùi muối về trong cái chết cận kề…” là như thế nào. Khi ấy, hạt muối khi ấy khan hiếm lắm. Thỉnh thoảng xin được vài hạt, chia nhau cho vào ngậm trong mồm, rồi uống với một ngụm nước suối, để muối tan dần trong miệng, lúc đó chỉ cảm thấy ngọt lịm như đường…

“Thời đó, thuốc lá là một trong những mặt hàng quý hiếm. Một điếu thuốc phải chia làm vài lần, mỗi lần chỉ được rít 1-2 hơi là đủ. Anh Hoàng Dục giấu được vài điếu thuốc, cứ đến nửa đêm là lại ra cấu tôi và anh Xuân Soạn (người Hải Phòng) dậy rồi khẽ bảo: Dậy tao cho hít một hơi! Vì thế mà chúng tôi hay gọi anh ấy là "anh cấu", hôm nào nằm đến 12 giờ đêm mà không được cấu là buồn hẳn”, Nhà báo Phạm Đức Yên vui vẻ kể lại.

* Tự hào là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng

Nhà báo Phạm Đức Yên quê ở Gia Lâm, trong một gia đình nông dân. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ năm 1972, ông được Việt Nam Thông tấn xã tuyển vào khóa GP10, chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi tham gia lớp đào tạo ngắn hạn, năm 1973, ông cùng với 108 đồng nghiệp của khóa GP10 lên đường vào chiến trường. Sau nhiều tháng trời xuyên rừng, vượt núi, đến khu V, ông được phân công ở lại làm phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng khu vực Trung Trung Bộ, tác nghiệp ở địa bàn các tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Phú Yên…

Những ngày ở chiến trường, ngoài việc đi lấy tin, viết bài gửi về cơ quan, ông còn cùng anh em trong cơ quan phát rẫy trồng sắn, trồng rau tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống. Nhà báo Phạm Đức Yên bảo: “Ở nhà tôi là con một, nên được ông bà, bố mẹ nâng niu, chiều chuộng lắm. Dù gia đình làm nông nghiệp, nhưng tôi được nuôi nấng như một công tử, bố mẹ không cho động tay làm gì bao giờ. Ấy thế mà khi lên rừng, việc gì cũng phải làm. Từ chặt cây, phá rừng làm rẫy, đào đất, trồng sắn…”.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Ký ức một thời làm phóng viên chiến trường ảnh 2Nhà báo Phạm Đức Yên cùng các đồng nghiệp ở TTXGP Trung Trung bộ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng anh em trong cơ quan, đơn vị sống với nhau tình nghĩa, trong sáng và hồn nhiên. Có lần, do nghi ngờ địch có thể phát hiện trụ sở cơ quan, cấp trên yêu cầu di chuyển địa điểm để đảm bảo an toàn. Nhà báo Phạm Đức Yên và nữ Nhà báo Cao Tân Hòa được cơ quan phân công đi theo xe chở máy móc, phương tiện tác nghiệp, đồ dùng và thực phẩm của đơn vị đến trụ sở mới. Trên thùng xe ô tô, ngoài đồ đạc còn có kèm mấy bu gà anh em nuôi tăng gia. “Để tránh bị địch phát hiện, xe được trùm bạt kín mít. Đi 3 ngày trời đường rừng, trên thùng xe, đồng nghiệp Cao Tân Hòa bị ngất vì ngạt. Tôi phải vén bạt để có không khí vào cho cô ấy thở... Khi xe đến trạm quân đội, chúng tôi phát hiện đàn gà của anh em sặc xăng chết ngạt hết. Cao Tân Hòa bật khóc. Cuối cùng, hai anh em tôi nhờ các anh đơn vị bộ đội mổ giúp, rửa sạch ruột rồi ướp muối toàn bộ số gà mang về cơ quan. Khi chúng tôi mang thùng gà ướp muối về, một anh cùng cơ quan ra đón biết chuyện còn đùa: Sao chúng mày dại thế, không chén luôn đi…”, Nhà báo Phạm Đức Yên kể lại.

Ông bảo, nhiều năm sau này, ngồi ngẫm lại mới thấy, kể cũng lạ, lúc ấy đói mà sao vẫn chỉ nghĩ làm sao để gà không bị hỏng, làm sao mang được gà về cơ quan để anh em cùng ăn…

Sau giải phóng, Nhà báo Phạm Đức Yên tiếp tục làm phóng viên thường trú ở Tây Nguyên. Đến năm 1981, ông chuyển công tác ra Tổng xã đến khi nghỉ hưu, năm 2010.

Về nghỉ hưu, Nhà báo Phạm Đức Yên ở nhà vui vầy với con cháu, thường kể lại kể cho con cháu nghe nhưng câu chuyện thời ông làm phóng viên chiến trường. Các cháu nội của ông, từ đứa học hết lớp 12, đến đứa vừa vào lớp 1, cháu nào cũng thuộc làu chuyện của ông.

Nhận tin Thông tấn xã Giải phóng được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà báo Phạm Đức Yên vui lắm, bởi ông cũng là một thành viên đã góp phần làm nên danh hiệu này. Ông vui hơn nữa khi cơ quan Thông tấn xã Việt Nam tổ chức đưa tất cả những phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng năm ấy vào dự Lễ đón nhận danh hiệu cao quý này. Trong niềm vui này, ông không quên những người đã ngã xuống. “Tự hào, vinh dự, nhưng cũng xót xa lắm, bởi biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của hàng trăm người đã đổ xuống trong suốt những năm tháng gian khó ấy…”, Nhà báo Phạm Đức Yên xúc động nói.

Phương Lan

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.