55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát

Chuyện kể rằng, bên kia biên giới, ở đất nước Campuchia có những y bác sĩ gần 10 năm qua âm thầm cứu người bất kể ngày đêm. Ở đó họ nâng niu từng sinh mệnh sống của người dân nước bạn, xây dựng nên niềm tin vào thương hiệu bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 1Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát

Cứu người ở nước bạn

Một buổi tối, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh nhận tín hiệu "báo động đỏ" từ Khoa Cấp cứu. Một nữ bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, không nói được, liệt nửa người bên phải. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ, nguyên nhân gây ra là do bệnh nhân bị rung nhĩ, hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm. Qua hội chẩn nhanh, bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Nếu như không được can thiệp ngay bệnh nhân sẽ thiếu máu não, các triệu chứng sẽ nặng nề hơn, thậm chí tử vong. Ca phẫu thuật đặt nhịp tim được tiến hành ngay trong đêm và thành công ngoài mong đợi. Người bệnh được xuất viện 4 ngày sau đó trong niềm vui khôn tả của gia đình, người thân.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 2Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân Campuchia. Ảnh: TTXVN phát

Đây chỉ là một trong hàng ngàn ca cứu người kịp thời của các bác sĩ Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh – một trong những địa chỉ tin cậy mà người dân Campuchia gửi gắm sức khỏe, tính mạng trong những năm gần đây. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2014, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh được coi là “đứa con chung” của Chính phủ hai nước, trở thành công trình đầu tiên về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia trong lĩnh vực y tế. Với mô hình này, lực lượng nhân sự nòng cốt phụ trách chuyên môn được điều chuyển trực tiếp từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh sang, bên cạnh đó là nguồn nhân lực y tế tuyển dụng tại Campuchia. Những năm qua, hàng trăm lượt y, bác sĩ chuyên môn cao đã lặn lội sang tận Campuchia vừa tham gia trực tiếp điều trị bệnh, vừa “cầm tay chỉ việc” đào tạo cho đội ngũ y, bác sĩ nước sở tại.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 3

Một ca phẫu thuật nội soi được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2014 đến nay, đơn vị đã cử nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn giữ vị trí chủ chốt của các khoa/phòng tại Chợ Rẫy Phnom Pênh. Trung bình mỗi năm có từ 400-500 lượt bác sĩ, chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh sang Phnom Pênh hỗ trợ. Cùng với đó là những cuộc hội chẩn liên viện trực tuyến, những chuyến công tác đột xuất nhằm kịp thời bảo vệ mạng sống cho người bệnh ở nước bạn. Tại đây, nhiều kỹ thuật cao đã được đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam triển khai lần đầu tiên tại Campuchia và chuyển giao cho nước bạn như các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, đặt máy tạo nhịp tim, thận nhân tạo… “Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, viện phí rẻ hơn rất nhiều so với các bệnh viện quốc tế ở nước bạn bởi vì mục tiêu ra đời của bệnh viện này là vì sức khỏe của người dân Campuchia, vì tình hữu nghị giữa hai nước”, bác sĩ Nguyễn Tri Thức khẳng định.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng nhất ở đất nước Campuchia, các bác sĩ Việt Nam đã không đứng ngoài cuộc, cùng chung tay với chính quyền và lực lượng y tế nước bạn chiến đấu, giành giật từng mạng sống cho người dân. Bệnh viện đã cử 2 chiếc xe cứu thương cùng các bác sĩ, điều dưỡng vận chuyển người bệnh COVID-19 đến các cơ sở điều trị; cùng với lực lượng Quân đội tổ chức nhiều đợt tiêm vaccine cho hàng chục ngàn người dân. Ngoài ra, đội ngũ y, bác sĩ nơi đây còn khám bệnh miễn phí cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, phát gạo, tiền từ thiện hỗ trợ người dân trong dịch bệnh.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 4Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà, Tổng Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh khám cho người bệnh Campuchia. Ảnh: TTXVN phát

Khoảng thời gian này, Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà, Tổng Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh hơn 1 năm không được về nhà. Biên giới đóng cửa, người dân cần bác sĩ, anh ở lại cùng đồng đội hỗ trợ địa phương chống dịch, đặc biệt là khi Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh được chọn làm nơi điều trị COVID-19. “Ban lãnh đạo bệnh viện rất vất vả khi phải lo an toàn cho nhân viên y tế, cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. Trong bối cảnh khi ấy, mọi việc rất khó khăn, nếu mình không xông xáo thì anh em sẽ nhụt chí”, Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà chia sẻ.

Chỉ tin tưởng bác sĩ Việt Nam

Anh So Thoeurn, một hướng dẫn viên du lịch cho biết, trước đây nhiều người dân Campuchia thường xuyên phải di chuyển sang tận Thành phố Hồ Chí Minh để chữa bệnh. Con đường Quốc lộ 1 Campuchia dẫn sang Việt Nam luôn tấp nập những chuyến xe chở người dân đi chữa bệnh xuyên biên giới. Từ khi có Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh ra đời, anh So Thoeurn gần như “thất nghiệp”, thi thoảng mới có người yêu cầu anh dẫn sang Việt Nam khám bệnh. “Bác sĩ Việt Nam giỏi lắm, tôi đã từng dẫn rất nhiều người qua Việt Nam điều trị khỏi bệnh, họ biết ơn lắm”, anh So Thoeurn kể.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 5Một ca phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát

Ngay cả các bác sĩ Campuchia cũng đôi lúc cảm thấy “chạnh lòng” khi người dân tin tưởng bác sĩ Việt Nam hơn mình. “Chúng tôi đến để được bác sĩ Việt Nam khám bệnh, không khám bác sĩ Campuchia đâu, tôi thường nghe một số người bệnh đã yêu cầu như thế tại Chợ Rẫy Phnom Pênh”, bác sĩ Phan Vi Chet (người Campuchia) cho hay. Anh từng rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” khi bị người dân từ chối khám bệnh như thế. Nhà sư Tep Vong – người được tôn sùng là “Vua sư” của đất nước Campuchia cũng chọn Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh là nơi khám định kỳ, điều trị mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe.

Gần 3 năm công tác tại Campuchia với Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thanh Tùng, nguyên Tổng Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh giai đoạn 2016-2019 là quãng thời gian khó quên trong cuộc đời. Thời điểm ấy, bác sĩ Tùng vừa là Tổng Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh vừa kiêm nhiệm Trưởng Khoa Huyết học tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, tuần nào bác sĩ Tùng cũng ngồi lên những chuyến xe đò (xe khách) ngược xuôi đi - về giữa hai nước. Không riêng bác sĩ Tùng, hàng trăm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy có những chuyến đi - về mỗi tuần như thế. Chưa kể, hễ có ca bệnh khó là các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh lại tức tốc lên đường sang Campuchia ngay trong đêm để kịp thời cứu sống người bệnh. Có những người vừa phẫu thuật xong lại tất tả quay trở về Việt Nam mà không hề ngơi nghỉ, bởi “còn rất nhiều người bệnh đang đợi mình”. “Dù khó khăn, vất vả hơn bình thường, có người phải hi sinh cả khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi hay giây phút đoàn tụ gia đình nhưng đổi lại là niềm tin của người dân Campuchia, là sự yêu mến của họ thì sự hi sinh đó là vô cùng xứng đáng”, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thanh Tùng trải lòng.

Khi nước bạn trở thành nhà mình

Theo kế hoạch, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh đang chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, nâng công suất lên 300 giường bệnh và triển khai nhiều kỹ thuật khó như: lọc máu liên tục, phẫu thuật nội soi chỉnh hình, đặt stent mạch máu, tim phổi nhân tạo… Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ y, bác sĩ cơ hữu của Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh đã có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Song hành trình cứu người ở Campuchia của các bác sĩ Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Những chuyến xe đi - về hỗ trợ vẫn âm thầm lăn bánh mỗi tuần, những cuộc hội chẩn từ xa xuyên biên giới vẫn được tiếp diễn khi có ca bệnh khó.

55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia: Bác sĩ Việt Nam trên đất nước chùa Tháp ảnh 6Bác sĩ Việt Nam thăm khám cho người bệnh Campuchia tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh. Ảnh: TTXVN phát

Và trong hành trình ấy, có những người đã quyết định gắn bó với Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh, ở lại với mảnh đất Campuchia – nơi có những người dân hồn hậu và chân tình. Như trường hợp của điều dưỡng Đinh Thị Nguyệt Ánh, dù từng có 10 năm làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau khi được tăng cường hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Pênh, chị quyết định ở lại mảnh đất này và coi đây là quê hương thứ hai của mình. Hay như bác sĩ Trần Nữ Hoàng Yến (từng công tác tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh) sau khi vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực lại càng muốn gắn bó lâu dài với đất nước, con người Campuchia. “Phần lớn người bệnh ở đây còn rất khó khăn, họ chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ y tế, do đó mình luôn muốn đem hết sức để điều trị, chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Với tôi, người bệnh dù ở bất cứ nơi đâu cũng cần được chăm sóc như nhau”, bác sĩ Trần Nữ Hoàng Yến chia sẻ.

Cứ như thế, một người, 2 người rồi hàng trăm y, bác sĩ Việt Nam đã đến và tình nguyện ở lại với đất nước chùa Tháp. Tự bao giờ, nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai, là “nhà mình” của nhiều bác sĩ Việt Nam. Và cũng tự bao giờ, thương hiệu bác sĩ Việt Nam đã trở thành niềm tin, nơi gửi gắm sức khỏe, tính mạng tin cậy của người dân Campuchia.

Đinh Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.