Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể sẽ hay cảm thấy đói khi rơi vào 5 tình huống sau:
Trầm cảm
Ăn có thể là một cơ chế đối phó của cơ thể trước trạng thái lo lắng và trầm cảm. Một phần lý do của hiện tượng này là khi trầm cảm, cơ thể đang trong trạng thái thiếu serotonin, loại hoóc môn chính khiến con người cảm thấy hạnh phúc. Việc ăn các món ngon có thể kích thích loại hoóc môn này tăng lên, chuyên gia sức khỏe Holly Lofton thuộc Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ), nói với MSN.
“Đó là lý do vì sao các món ăn mẹ nấu lại khiến bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi bị trầm cảm”, bà Holly Lofton giải thích thêm.
Béo phì
Ăn nhiều sẽ khiến cơ thể tăng cân và khi tăng cân lại khiến cơ thể ăn nhiều hơn. Lượng mỡ dư thừa có thể làm cho nồng độ insulin tăng vọt, kích thích cảm giác thèm ăn, bà Lofton tiết lộ.
Ngoài ra, các tế bào mỡ cũng khiến cơ thể ít chịu tác động leptin, loại hoóc môn báo hiệu cho não là nên ngừng ăn khi đã no. Hiện tượng này khiến người béo phì có khuynh hướng ăn nhiều hơn, theo MSN.
Căng thẳng
Khi căng thẳng, nồng độ hoóc môn cortisol sẽ tăng cao. Nó khiến người bị căng thẳng ăn nhiều hơn dù thực tế là không cảm thấy đói. “Cortisol sẽ khiến não bạn nghĩ rằng cơ thể đang thiếu dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao căng thẳng khiến mọi người ăn thêm thực phẩm”, tiến sĩ Shanna Levine, tại Trường Y khoa Mount Sinai, tiết lộ.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết có nhiều nguyên nhân, có thể do bỏ bữa hoặc tuyến tụy gặp vấn đề, nhưng nó đều khiến ăn nhiều hơn. Đường huyết thấp sẽ kích thích cơ thể ăn nhiều để bù đắp lượng đường đang thiếu hụt trong máu.
Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh
Sự thay đổi hoóc môn trong giai đoạn này khiến phụ nữ cần nhiều calo hơn và do đó họ cũng ăn nhiều hơn. “Đây là giai đoạn cần rất nhiều năng lượng nên nhiều phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi”, tiến sĩ Levine tiết lộ.
Bà cũng khuyến cáo phụ nữ hãy bổ sung năng lượng bằng các loại thực phẩm lành mạnh và tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn.
Trầm cảm
Ăn có thể là một cơ chế đối phó của cơ thể trước trạng thái lo lắng và trầm cảm. Một phần lý do của hiện tượng này là khi trầm cảm, cơ thể đang trong trạng thái thiếu serotonin, loại hoóc môn chính khiến con người cảm thấy hạnh phúc. Việc ăn các món ngon có thể kích thích loại hoóc môn này tăng lên, chuyên gia sức khỏe Holly Lofton thuộc Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ), nói với MSN.
“Đó là lý do vì sao các món ăn mẹ nấu lại khiến bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi bị trầm cảm”, bà Holly Lofton giải thích thêm.
Béo phì
Ăn nhiều sẽ khiến cơ thể tăng cân và khi tăng cân lại khiến cơ thể ăn nhiều hơn. Lượng mỡ dư thừa có thể làm cho nồng độ insulin tăng vọt, kích thích cảm giác thèm ăn, bà Lofton tiết lộ.
Ngoài ra, các tế bào mỡ cũng khiến cơ thể ít chịu tác động leptin, loại hoóc môn báo hiệu cho não là nên ngừng ăn khi đã no. Hiện tượng này khiến người béo phì có khuynh hướng ăn nhiều hơn, theo MSN.
Ăn có thể là cơ chế đối phó của cơ thể trước trạng thái lo lắng và trầm cảm |
Khi căng thẳng, nồng độ hoóc môn cortisol sẽ tăng cao. Nó khiến người bị căng thẳng ăn nhiều hơn dù thực tế là không cảm thấy đói. “Cortisol sẽ khiến não bạn nghĩ rằng cơ thể đang thiếu dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao căng thẳng khiến mọi người ăn thêm thực phẩm”, tiến sĩ Shanna Levine, tại Trường Y khoa Mount Sinai, tiết lộ.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết có nhiều nguyên nhân, có thể do bỏ bữa hoặc tuyến tụy gặp vấn đề, nhưng nó đều khiến ăn nhiều hơn. Đường huyết thấp sẽ kích thích cơ thể ăn nhiều để bù đắp lượng đường đang thiếu hụt trong máu.
Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh
Sự thay đổi hoóc môn trong giai đoạn này khiến phụ nữ cần nhiều calo hơn và do đó họ cũng ăn nhiều hơn. “Đây là giai đoạn cần rất nhiều năng lượng nên nhiều phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi”, tiến sĩ Levine tiết lộ.
Bà cũng khuyến cáo phụ nữ hãy bổ sung năng lượng bằng các loại thực phẩm lành mạnh và tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn.
Theo thanhnien.vn