40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh (Bài 1)

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ước vọng xanh trên miền đá lạnh (Bài 1)
Đài hương 468 tưởng các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
Đài hương 468 tưởng các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
Bài 1: Hiểm họa bom, mìn vẫn rình rập

Thi thoảng, người dân xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, lại giật mình hoảng hốt khi nghe thấy tiếng nổ vang trời đằng sau các ngọn đồi, lưng núi... Đã thành thói quen, cả bản hò nhau cùng tìm về phía phát ra tiếng nổ, bởi họ biết, đã có người vướng phải mìn cần được cấp cứu.

Thôn Nậm Ngặt chỉ cách trung tâm xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, chưa tới 10 km nhưng chúng tôi phải đi mất gần 2 giờ mới vào được tới nơi. Thấy khách đến, ông Bồn Văn Hòn cúi rạp người, lết hai tay di chuyển qua bậc cửa một cách khó nhọc ra đón. Thời tiết thay đổi, nên những ngày gần đây, ông Hòn không thể chống nạng vì cơ thể đau nhức, đành phải dùng hai tay để đi lại. Hai bắp tay ông sưng đỏ vì phải "gánh" sức nặng của cơ thể. Gần 20 năm nay, ông trở thành gánh nặng cho vợ con dù trước đây là lao động chính trong nhà.
         
Là một trong số những nạn nhân giẫm phải mìn trong lúc đang phát nương, nhưng trường hợp của ông Bồn Văn Hòn lại vô cùng trớ trêu khi vướng vào tai nạn đến hai lần, mỗi lần mất một bên chân. Nguyên do cũng là vì hoàn cảnh khó khăn, nhà lại đông con nên khi bị mất một chân vào năm 2002, ông Hòn quyết tâm không khuất phục số phận.

Xin được chiếc chân giả của một người bị nạn đã bỏ đi, người đàn ông khuyết tật tiếp tục tập cho đến lúc có thể leo được lên núi. Một chân đã yếu không thể cuốc đất, làm nương, ông Hòn chọn cách đi chăn dê thuê để kiếm chút tiền nuôi sống bản thân, cũng góp phần đỡ đần người vợ quanh năm ốm yếu. "Nhiều lúc, cố leo qua mỏm đá nhưng hai chân không đủ thăng bằng nên trượt ngã, khắp người rứa máu phải nằm một lúc mới cố gắng gượng dậy", ông Hòn kể lại.

Năm 2014, trong một chiều mưa gió, ông Hòn chui vào một hốc đá để lùa dê đã vướng chiếc chân lành vào quả mìn nằm dưới đám cỏ từ bao giờ, chỉ chờ có ai dẫm lên là phát nổ. Mất đi đôi chân, ông Hòn không chết nhưng vĩnh viễn không thể leo núi được nữa, vùng ngực và đầu thi thoảng lại đau nhức do bị sức ép khi mìn nổ.

Vừa kể chuyện, ông Hòn vừa hướng đôi mắt đỏ hoe về phía bên kia ngọn đồi và tiếp tục nghẹn ngào: “Cái thân tàn tật, ngồi ở nhà suốt ngày lại càng thấp thỏm. Chỉ đến chập tối, con cháu trong nhà đi làm nương về đông đủ, mới thật sự yên tâm.”

Sự lo lắng của ông có lý bởi ngay trong gia đình đã có tới 4 người thương vong do mìn phát nổ. Đau xót nhất là trường hợp của cậu em vợ ông đã phải ra đi không nguyên vẹn. Cách đây hơn chục năm, một tiếng nổ chát chúa vang lên trong lòng núi, cả làng vội vã mang theo những dụng cụ cứu thương đi tìm. Lần theo dấu vết, mọi người hoảng sợ khi chứng kiến cơ thể nạn nhân bị mìn xé thành nhiều mảnh. Cô em vợ và con rể của ông Hòn, cũng vì mưu sinh mà mất đi một bên chân, chịu cảnh què quặt suốt đời...

Đất đai của cha ông, bỏ làm sao được

Hai lần gặp họa không chết, gia cảnh như vậy, ông Bồn Văn Hòn thấm thía nỗi đau dai dẳng mà người nông dân quê ông đang phải đối mặt nhưng nhất quyết không bỏ đi. "Đất đai của cha ông, mồ mả tổ tiên còn đó, bỏ làm sao được. Chỉ mong sao cơ quan chức năng dọn được hết bom, mìn... trả lại màu xanh vốn có cho Nậm Ngặt, để con cháu chúng tôi yên tâm canh tác, xây dựng quê hương, không phải nơm nớp lo sợ như hiện nay".

Nậm Ngặt gần như tách biệt với thế giới bên ngoài do giao thông đi lại khó khăn. Con đường đất dẫn vào thôn được người dân tự đắp lên từ bao đời nay vẫn thế, nhỏ bé và lầy lội. Việc đi làm khó khăn và nguy hiểm nên có những người cả năm chẳng ra ngoài một lần nếu không có việc cần thiết. Không có điện sinh hoạt, không có sóng điện thoại, việc nắm bắt thông tin cũng như liên lạc với bên ngoài gần như rất hạn chế. Cuộc sống sinh hoạt và canh tác của mấy chục hộ dân khép kín trong một thung lũng rộng mênh mông, tứ bề là đồi núi...

Cách đây hơn 40 năm, Nậm Ngặt là vùng đất trù phú với những ngọn đồi mượt bóng cây xanh. Là vùng đất chịu nhiều khốc liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nơi đây được ví là "lò vôi thế kỷ" do hứng hàng triệu quả bom, mìn, đạn pháo... Hòa bình lặp lại, những cánh rừng xanh ngắt đều chết khô rụng lá, đạn pháo cày xới ruộng nương thành những hố sâu.

Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy Lý Xuân Lìn cho biết, thôn Nậm Ngặt rộng gần 1.000 ha nhưng chỉ có 52 nóc nhà với hơn 200 nhân khẩu. Nơi đây từng là khu vực giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Hàng chục triệu quả đạn pháo, mìn... của đối phương đã dội vào nơi đây, biến Nậm Ngặt từ một bản làng xanh tươi, trù phú trở thành một "vùng đất chết" với chi chít đạn, pháo, vật nổ găm vào lòng đất, ngổn ngang nơi lưng đồi, khe suối. Hàng chục người đã bị thương vong do "dính" phải thứ vũ khí sát thương vô cùng nguy hiểm trong khi sinh hoạt, canh tác...

Sinh ra sau chiến tranh, anh Tráng Văn Toàn cho biết: Nhiều chỗ đất đai màu mỡ bị bỏ hoang nhưng đã được bộ đội khoanh vùng, cắm biển: “Nguy hiểm - Cấm vào” nên tất cả nam giới trong thôn Nậm Ngặt không ai dám vào. Hiện nay, anh và gia đình cũng chỉ dám canh tác trên mấy sào ruộng gần phía chân núi, nhưng nhiều lúc vừa cày cấy vừa lo. “Nhất là sau mỗi đợt mưa lũ, đất đá từ trên cao chảy về, có khi cuốn theo cả mìn, rất nguy hiểm", anh Tráng Văn Toàn chia sẻ trong lo lắng.

Tái nghèo do dẫm phải mìn

Câu chuyện của anh Nông Văn Dũng, 55 tuổi ở thôn Giang Nam (xã Thanh Thủy) là một trong những ví dụ điển hình bị sa sút kinh tế khi trở thành nạn nhân của bom, mìn, bởi đa phần những người không may đó đều là trụ cột của gia đình.

Một tay chống nạng, tay kia bê ấm nước vừa đun ra mời khách, anh Dũng kể lại vụ tai nạn với giọng chua xót: "Nếu không vướng phải mìn, bây giờ tôi đã trở thành một chủ trang trại nuôi dê quy mô lớn chứ chả khổ thế này". Anh Dũng vừa kể, vừa chỉ tay về phía quả đồi nơi đã lấy đi của anh một bên chân. Đó là năm 2005, mảnh ruộng sau nhà anh được Nhà nước lấy để xây dựng khu kinh tế cửa khẩu. Mất đất trồng lúa, nhưng được khoản tiền đền bù, vợ chồng anh dựng một căn nhà kiên cố thay cho túp lều rách nát. Số tiền còn thừa, anh chung vốn với vài người mua mấy chục con dê giống làm kế sinh nhai. Đàn dê tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh khiến vợ chồng anh Dũng có lý do để mơ đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Thế nhưng, mọi hy vọng của anh đã bị dập tắt vào một buổi chiều, trong lúc lùa dê về vì trời đổ mưa, con đường quen thuộc trở nên trơn trượt. Tiếng sấm khiến đàn dê hoảng sợ chạy toán loạn. Anh Dũng đuổi theo tìm dê, bất ngờ trượt chân vào một hố nhỏ ven đường, chân anh đạp trúng quả mìn...  "Một tiếng nổ long trời khiến tôi ngất tại chỗ. Tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong trạm xá xã, một bên chân nát đến gần nửa và đàn đê cũng biến mất không tìm thấy con nào", anh Dũng nghẹn ngào kể lại.

Tài sản tiêu tan, anh Dũng trở về nhà với thương tật 60%, không thể lao động. Anh cùng 4 đứa con nhỏ chỉ sống trông vào gánh rau của vợ ngoài chợ. Ước mơ phát triển kinh tế chấm dứt, gia đình anh Nông Văn Dũng rơi vào cảnh tái nghèo....

Không chỉ có ông Hòn, anh Dũng, mà 45 "thương binh" ở xã Thanh Thủy hiện nay thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Đó là chưa kể số lượng góa phụ ở đây rất đông và con số này chắc chắn sẽ chưa thể dừng lại khi đất đai bị nhiễm bom, mìn quá nặng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, toàn tỉnh đã có 395 người bị thương vong do bom mìn, trong đó 230 người tử vong. Người dân ở các vùng giáp biên, nhất là khu vực huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Hoàng Su Phì... vẫn đang phải đối mặt với những nguy hiểm do bom mìn có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam, hiện còn khoảng 6,1 triệu ha đất ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, chiếm 18,71% diện tích đất cả nước. Riêng tỉnh Hà Giang, theo Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh, diện tích ô nhiễm bom mìn ở địa phương này hiện vẫn còn khoảng 85 nghìn ha, trong đó huyện Vị Xuyên có diện tích đất ô nhiễm bom, mìn nhiều nhất, với hơn 34 nghìn ha. Con số này cho thấy những cạm bẫy vô cùng nguy hiểm vẫn tiềm ẩn, đe dọa tính mạng của người dân ở vùng biên cương cực Bắc của Tổ quốc trong nhiều năm tới.... (Còn nữa)
Đỗ Bình

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

Sáng 30/3, ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, sáng 29/3, trên tuyến đường Quốc lộ 3B, đoạn đi qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư (huyện Na Rì) xuất hiện hố sụt lún lớn, nằm giữa dải phân cách, có chiều dài 7m, chiều sâu khoảng 5m, dưới đáy hố sụt có nước.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 30/3/2025: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 30/3, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế tàu cá bị cháy. Ảnh: TTXVN phát

Cháy tàu cá đang neo đậu trên sông Nhật Lệ

Lúc 11 giờ 15 phút ngày 29/3, một tàu cá của ngư dân xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) trong lúc đang neo đậu trên sông Nhật Lệ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.

Triển khai xây mới nhà ở cho Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Cần Thơ hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát trước dịp Lễ 30/4

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố mở rộng sơ kết công tác quý 1 và triển khai nhiệm vụ công tác quý 2/2025 do Thành ủy Cần Thơ tổ chức ngày 28/3, ông Trần Phú Lộc Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết: Cần Thơ phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trước ngày 30/4 để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Sáng 28/3 tại tỉnh Kon Tum, Bộ Công an tổ chức Lễ ra quân khởi công đồng loạt xây dựng, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Tây Nguyên; trao tặng nhà mới cho đồng bào và bàn giao kinh phí hỗ trợ. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực tham dự buổi lễ.

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát 2025, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, hỗ trợ các hộ trong quá trình sửa chữa, xây mới; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân từ kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu... để giúp đỡ các gia đình khó khăn với tinh thần: "Ai có gì giúp nấy, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít, ai có công giúp công, ai có của giúp của".

Sức sống mới trên chiến khu xưa Quế Sơn

Sức sống mới trên chiến khu xưa Quế Sơn

Quế Sơn (Quảng Nam) là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng và văn hóa, quê hương "Ngũ phụng tề phi", xứ sở "Địa linh nhân kiệt". Với thế núi, hình sông bao bọc vô cùng hiểm trở đã biến Quế Sơn thành căn cứ địa hết sức quan trọng của cách mạng. Tiêu biểu là phong trào Hường Hiệu với chiến khu Tân Tỉnh - Trung Lộc khiến thực dân Pháp khiếp đảm; Chiến khu Hoàng Văn Thụ với nhiệm vụ củng cố, xây dựng, bảo vệ vùng tự do, phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chuyện về vùng đất anh hùng Xuân Lộc

Chuyện về vùng đất anh hùng Xuân Lộc

Ngày 21/4/1975, Chiến dịch tiến công Xuân Lộc (Đồng Nai) kết thúc thắng lợi, từ đây khu vực phòng thủ trọng yếu, “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn của Mỹ - Ngụy bị đập tan. Để có Chiến thắng Xuân Lộc, trước đó, quân và dân ta đã triệt để thực hiện chiến lược ấp bám ấp, xã bám xã. Việc giành và giữ từng tấc đất giữa ta và địch ở những địa bàn chiến lược khiến cuộc chiến tại vùng ven Xuân Lộc trở nên khốc liệt, đặc biệt là tại xã Bảo Chánh, nay là xã Xuân Thọ.

Xóa nhà tạm góp phần thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao Hà Giang

Xóa nhà tạm góp phần thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao Hà Giang

Chương trình xóa nhà tạm tại Hà Giang đang được triển khai hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao và mang lại mái ấm ổn định cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mỗi huyện tại Hà Giang đều có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công tác xóa nhà tạm, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Giá xăng tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 27/3

Giá xăng tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 27/3

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 27/3. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hỏa.

Bình Phước phát triển hạ tầng, sóng thông tin vùng biên giới cải thiện rõ rệt

Bình Phước phát triển hạ tầng, sóng thông tin vùng biên giới cải thiện rõ rệt

Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại, rộng khắp, đồng bộ, phù hợp với xu hướng hội tụ của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số và đô thị thông minh hướng đến nâng cao quyền tiếp cận thông tin, nâng cao chất lượng kết nối thông tin cho người dân, du khách, doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an ninh quốc phòng.