Uống quá nhiều nước trước khi ngủ
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, nhiều quan điểm cho rằng không nên uống nước trước khi ngủ sẽ gây hại cho thận, rối loạn giấc ngủ do phải đi tiểu nhiều lần… Tuy nhiên, thực tế, những tác hại này chỉ đúng nếu như chúng ta uống quá nhiều và uống sai cách.
“Trong khoảng thời gian khi chúng ta ngủ, cơ thể vẫn cần phải có một lượng nước nhất định để duy trì các hoạt động. Cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút, đột quỵ…”, TS Sơn nói.
Một ly nước trước khi ngủ đủ giúp cơ thể bù lại lượng nước mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể xảy ra trong khi ngủ. Không những thế, lượng nước này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tỉnh táo khi thức dậy vào ban ngày.
Ngoài ra, uống một ly nước ngủ cũng giúp cơ thể loại bỏ các chất độc không cần thiết, tốt cho da và hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước trong thời gian ngắn
TS.BS Trương Hồng Sơn cho hay lượng nước cơ thể cần phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của mỗi người. Cơ thể chúng ta được cung cấp nước từ nhiều nguồn khác nhau có trong thực phẩm như trái cây, rau. Vì vậy, bạn không phải cố gắng uống đúng theo lượng nước quy định 8 cốc/ngày. Uống quá nhiều nước và uống quá ít nước đều gây hại cho sức khỏe.
Rất nhiều người có quan niệm cho rằng uống được nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn đến lượng natri trong máu bị tụt xuống thấp. Tình trạng này gọi là hạ natri máu, rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong (ngộ độc nước).
Chỉ uống nước khi khát
Nhiều người lại có thói quan chỉ thấy khát mới uống nước. TS Sơn chia sẻ khi cơ thể cảm thấy khát là dấu hiệu cảnh báo đang bị mất nước. Mất nước nhẹ cũng có thể gây mệt mỏi, nặng có thể tử vong.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho hay chúng ta nên uống nước chia làm nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều. Khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc.
Chúng ta nên uống từ từ từng ngụm một, để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.
Uống nước ngay trước và trong bữa ăn
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, người dân không nên uống nước ngay trước bữa ăn. Vì nước có thể hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Khi vừa ăn vừa uống, chúng ta sẽ nuốt thực phẩm chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống nước sau khi ăn khoảng một tiếng.
TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết có 4 thời điểm vàng uống nước phát huy được hết công dụng với sức khỏe:
- Uống một ly nước ấm sau khi ngủ dậy đánh thức các cơ quan trong cơ thể và thải độc tự nhiên.
- Một ly nước trước khi ngủ duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phòng chống chuột rút, đau tim, đột quỵ.
- Trước bữa ăn nửa tiếng uống một cốc nước sẽ tốt cho tiêu hóa.
- Một ly nước trước khi đi tắm giúp kiểm soát ổn định huyết áp.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, nhiều quan điểm cho rằng không nên uống nước trước khi ngủ sẽ gây hại cho thận, rối loạn giấc ngủ do phải đi tiểu nhiều lần… Tuy nhiên, thực tế, những tác hại này chỉ đúng nếu như chúng ta uống quá nhiều và uống sai cách.
“Trong khoảng thời gian khi chúng ta ngủ, cơ thể vẫn cần phải có một lượng nước nhất định để duy trì các hoạt động. Cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút, đột quỵ…”, TS Sơn nói.
Ảnh minh họa: tapchidongy.vn |
Ngoài ra, uống một ly nước ngủ cũng giúp cơ thể loại bỏ các chất độc không cần thiết, tốt cho da và hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước trong thời gian ngắn
TS.BS Trương Hồng Sơn cho hay lượng nước cơ thể cần phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của mỗi người. Cơ thể chúng ta được cung cấp nước từ nhiều nguồn khác nhau có trong thực phẩm như trái cây, rau. Vì vậy, bạn không phải cố gắng uống đúng theo lượng nước quy định 8 cốc/ngày. Uống quá nhiều nước và uống quá ít nước đều gây hại cho sức khỏe.
Rất nhiều người có quan niệm cho rằng uống được nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn đến lượng natri trong máu bị tụt xuống thấp. Tình trạng này gọi là hạ natri máu, rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong (ngộ độc nước).
Chỉ uống nước khi khát
Nhiều người lại có thói quan chỉ thấy khát mới uống nước. TS Sơn chia sẻ khi cơ thể cảm thấy khát là dấu hiệu cảnh báo đang bị mất nước. Mất nước nhẹ cũng có thể gây mệt mỏi, nặng có thể tử vong.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho hay chúng ta nên uống nước chia làm nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều. Khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc.
Chúng ta nên uống từ từ từng ngụm một, để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.
Khi khát mới uống nước là sai lầm |
Uống nước ngay trước và trong bữa ăn
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, người dân không nên uống nước ngay trước bữa ăn. Vì nước có thể hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Khi vừa ăn vừa uống, chúng ta sẽ nuốt thực phẩm chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống nước sau khi ăn khoảng một tiếng.
TS. BS Trương Hồng Sơn cho biết có 4 thời điểm vàng uống nước phát huy được hết công dụng với sức khỏe:
- Uống một ly nước ấm sau khi ngủ dậy đánh thức các cơ quan trong cơ thể và thải độc tự nhiên.
- Một ly nước trước khi ngủ duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phòng chống chuột rút, đau tim, đột quỵ.
- Trước bữa ăn nửa tiếng uống một cốc nước sẽ tốt cho tiêu hóa.
- Một ly nước trước khi đi tắm giúp kiểm soát ổn định huyết áp.
Theo news.zing.vn