Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân nhân dân ưu tú đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tổ quốc luôn là vĩnh cửu và không có sự hy sinh nào cao cả bằng sự hy sinh vì Tổ quốc. Máu các anh đã hòa vào biển xanh nhưng lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam sẽ mãi khắc ghi tên tuổi, cống hiến to lớn của những người anh hùng Gạc Ma năm ấy; trao truyền và thức tỉnh trái tim các thế hệ sau này bài học về tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm, sẵn sàng xả thân vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Dưới đây là một số hình ảnh kỷ niệm sự kiện này:
Trong hải trình ra Trường Sa qua vùng biển đảo Cô Lin – Gạc Ma năm 2012, cán bộ chiến sĩ đoàn công tác trên tàu HQ 571 tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Trường Sa hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988 để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Đại úy Nguyễn Văn Lanh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thuật lại trận chiến đấu anh dũng bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở đá Gạc Ma ngày 14/3/1988 với các chiến sĩ công an Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Tàu HQ-505, con tàu duy nhất không bị chìm đã “ủi bãi” thành công lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam. Đảo Cô Lin vì thế được giữ vững đến hôm nay. Với chiến công oanh liệt, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Các thế hệ chiến sĩ Trường Sa ngày đêm nâng cao cảnh giác, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Các thế hệ chiến sĩ Trường Sa ngày đêm nâng cao cảnh giác, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Sau sự kiện Gạc Ma, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã khẩn trương đẩy mạnh việc xây dựng, bảo vệ quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Cho đến nay, các vị trí này đã được Hải quân và nhân dân Việt Nam củng cố, bảo vệ vững chắc. Ảnh: TTXVN
Những người chiến sĩ Trường Sa đang ngày đêm nâng cao cảnh giác, vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc với tinh thần mà người chiến sĩ - liệt sĩ Gạc Ma năm xưa Trần Văn Phương để lại trước khi hy sinh, tay vẫn giữ chặt cột cờ Tổ quốc, miệng hô to khẩu hiệu: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Các thế hệ chiến sĩ Trường Sa ngày đêm nâng cao cảnh giác, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
Thả vòng hoa xuống biển tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN
Bà Hà Thị Liên (quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương, hôn lên di ảnh con trai ở khu lưu niệm di vật liệt sĩ Gạc Ma trong Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa). Ảnh: TTXVN phát
Kỷ niệm 28 năm trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2016), gần 400 cựu chiến binh Trường Sa gặp mặt đầy cảm xúc tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN
Thế hệ trẻ tỉnh Quảng Bình dâng hương tri ân 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận Gạc Ma. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN
PV
(TTXVN)