Diễn đàn Trẻ em gái năm 2018 do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế Trẻ em gái 11/10.
Thông tin trên được Ban Tổ chức diễn đàn cho biết tại cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra sáng 2/10, tại Hà Nội.
Ban tổ chức cũng cho biết: Diễn đàn là kênh truyền tải tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tới các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho các em gái tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật đảm bảo các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Đây cũng là cơ hội để các em gái được công nhận khả năng và truyền cảm hứng cho cộng đồng, các nhà lãnh đạo, chung tay đảm bảo quyền, sự tham gia của trẻ em gái trong các quyết định liên quan tới sự phát triển của các em, giúp xây dựng một thế hệ nữ lãnh đạo trẻ tương lai luôn sẵn sàng tạo nên sự thay đổi.
Tại diễn đàn, trẻ em gái và các đại biểu sẽ trao đổi về 2 chủ đề “An toàn với trẻ em gái ở nơi công cộng”, “Tảo hôn và các hệ lụy”. Trẻ em gái sẽ chia sẻ về thực trạng vấn đề tại cộng đồng, những thách thức mà các em đang phải đối mặt mỗi ngày trên con đường học tập và phát triển; từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị về việc ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em gái.
Các đại biểu sẽ lắng nghe, trao đổi về những tâm tư, nguyện vọng của các em; thể hiện cam kết, hành động cần thiết để giải quyết vấn đề mất an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng cũng như nạn tảo hôn tại các vùng dân tộc thiểu số.
Sau diễn đàn, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ chủ trì, tổ chức cuộc họp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của trẻ em gái tại diễn đàn; lên kế hoạch thúc đẩy quyền của trẻ em gái nói riêng, quyền của trẻ em nói chung theo quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị.
Từ năm 2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận ngày 11/10 hàng năm là Ngày quốc tế Trẻ em gái từ năm 2012. Đây là nỗ lực rất lớn nhằm công nhận các quyền của trẻ em gái cũng như nêu ra những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt trên khắp thế giới. Từ năm 2012 đến nay, Ngày quốc tế Trẻ em gái đã trở thành một sự kiện có tầm ảnh hưởng toàn cầu, là nền tảng cho các hoạt động tuyên truyền, vận động chính sách trên thế giới nhằm đem lại cuộc sống an toàn, công bằng hơn cho trẻ em gái.
Thông tin trên được Ban Tổ chức diễn đàn cho biết tại cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra sáng 2/10, tại Hà Nội.
Ban tổ chức cũng cho biết: Diễn đàn là kênh truyền tải tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tới các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho các em gái tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật đảm bảo các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Đây cũng là cơ hội để các em gái được công nhận khả năng và truyền cảm hứng cho cộng đồng, các nhà lãnh đạo, chung tay đảm bảo quyền, sự tham gia của trẻ em gái trong các quyết định liên quan tới sự phát triển của các em, giúp xây dựng một thế hệ nữ lãnh đạo trẻ tương lai luôn sẵn sàng tạo nên sự thay đổi.
Trẻ em dân tộc Mông ở huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh TTXVN |
Tại diễn đàn, trẻ em gái và các đại biểu sẽ trao đổi về 2 chủ đề “An toàn với trẻ em gái ở nơi công cộng”, “Tảo hôn và các hệ lụy”. Trẻ em gái sẽ chia sẻ về thực trạng vấn đề tại cộng đồng, những thách thức mà các em đang phải đối mặt mỗi ngày trên con đường học tập và phát triển; từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị về việc ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em gái.
Các đại biểu sẽ lắng nghe, trao đổi về những tâm tư, nguyện vọng của các em; thể hiện cam kết, hành động cần thiết để giải quyết vấn đề mất an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng cũng như nạn tảo hôn tại các vùng dân tộc thiểu số.
Sau diễn đàn, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ chủ trì, tổ chức cuộc họp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của trẻ em gái tại diễn đàn; lên kế hoạch thúc đẩy quyền của trẻ em gái nói riêng, quyền của trẻ em nói chung theo quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị.
Từ năm 2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận ngày 11/10 hàng năm là Ngày quốc tế Trẻ em gái từ năm 2012. Đây là nỗ lực rất lớn nhằm công nhận các quyền của trẻ em gái cũng như nêu ra những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt trên khắp thế giới. Từ năm 2012 đến nay, Ngày quốc tế Trẻ em gái đã trở thành một sự kiện có tầm ảnh hưởng toàn cầu, là nền tảng cho các hoạt động tuyên truyền, vận động chính sách trên thế giới nhằm đem lại cuộc sống an toàn, công bằng hơn cho trẻ em gái.
Minh Huệ