Nghiên cứu giải pháp phòng chống và xử lý sạt lở và lũ quét tại Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp phòng chống và xử lý sạt lở và lũ quét tại Việt Nam
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các tỉnh có nguy cơ cao về sạt lở và lũ quét, đại diện các bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Mội trường, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải cùng nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đinh Quế Hải chủ trì hội thảo.
 
Nghiên cứu giải pháp phòng chống và xử lý sạt lở và lũ quét tại Việt Nam ảnh 1
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Đinh Quế Hải phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tâm 

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước có khoảng trên 250 đợt lũ quét, sạt lở, làm chết và mất tích hơn 646 người, hơn 9700 ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại, gây thiệt hại về kinh tế ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng trong đợt mưa lũ lịch sử diễn ra rừ ngày 10/10 vừa qua, đã có gần 50 người thiệt mạng. Tổng số người chết do sạt lở, lũ quét từ đầu năm 2017 đến nay lên đến hơn 100 người.
 
Cầu Thia (Yên Bái) bị đứt nhịp do lũ, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Ảnh: Hoàng Hà
Cầu Thia (Yên Bái) bị đứt nhịp do lũ, gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Ảnh: Hoàng Hà 

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất, lũ quét, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con về người của. Vì vậy, bên cạnh việc lập quy trình cảnh báo và sơ tán, cần xử lý nguyên nhân gây sạt lở, lũ quét, gia cố, chống lại việc gây sạt – trượt bằng các giải pháp công nghệ mang tính bền vững.

Lũ lụt gây sạt lở ở Yên Bái. Ảnh: Hoàng Hà
Lũ lụt gây sạt lở ở Yên Bái. Ảnh: Hoàng Hà

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra các ý kiến cho thấy thực trạng sạt lở đất, lũ quét ảnh hướng đến đời sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi; những dự án điển hình đã áp dụng xử lý phòng chống và khắc phục sạt trượt tại Hà Giang, Hòa Bình; những kinh nghiệm xử lý trượt đất và lũ quét của Nhật Bản, giải pháp vận dụng cho phù hợp với Việt Nam và những kế hoạch huy động các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho các Dự án bố trí sắp xếp dân cư, quy hoạch dân cư để giảm thiểu lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.

Đại diện chuyên gia người Nhật chia sẻ về thiệt hại và chi phí cho việc phòng chống, khắc phục hậu quả do sạt lở đất và lũ quét. Ảnh: Hoàng Tâm
Đại diện chuyên gia người Nhật chia sẻ về thiệt hại và chi phí cho việc phòng chống, khắc phục hậu quả do sạt lở đất và lũ quét. Ảnh: Hoàng Tâm 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đinh Quế Hải nhấn mạnh: Để đưa ra được các giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra, cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương trong phòng chống thiên tai. Các địa phương phải chủ động ra soát, di dời các hộ dân sống ở nơi nguy hiểm đến nơi an toàn, xây dựng đề án ổn định dân cư, kết hợp sinh kế bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng ở vùng dân tộc và miền núi. Các doanh nghiệp, các nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ xử lý đối với địa bàn có nguy cơ sạt lở đất cao, đảm bảo bền vững, hợp lý cả về kỹ thuật và kinh phí. Ủy ban Dân tộc sẽ có kế hoạch đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về Dự án bố trí sắp xếp dân cư, quy hoạch dân cư trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất trong thời gian tới.
                                                                                                                                                                    Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm