Mục tiêu tổng quát của Đề án là tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới thông qua các chiến dịch tuyên truyền, hội thảo, toạ đàm về bình đẳng giới. Đối tượng của Đề án là đồng bào các dân tộc thiểu số ít người, già làng, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
Theo ông Lương Văn Trừ, Trưởng ban Dân tộc thành phố Cần Thơ, từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình quốc gia bình đẳng giới từ năm 2011 đến nay, Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả, thu hẹp dần khoảng cách về bất bình đăng, trong đó những kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp không ít thách thức do tư tưởng địa phương, cục bộ, vẫn còn có cách nhìn thiếu đầy đủ, thậm chí xem nhẹ vai trò của phụ nữ; nhiều phụ nữ phải san sẻ gánh nặng mưu sinh với gia đình nhưng bản thân lại phải cam chịu nhiều thiệt thòi từ hệ tư tưởng lạc hậu, không được học hành, giao lưu, tiếp xúc với xã hội.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ, trong nhóm dân số ở độ tuổi lao động khu vực nông thôn có gần 40% nữ giới chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tập trung ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Nhiều chị em quanh năm chỉ biết công việc đồng áng và nội trợ, ít quan tâm đến tình hình xã hội, không nhận thức được dẫn đến không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, cam chịu cảnh sinh con đàn cháu đống, nghèo túng, bất bình đẳng giới. Do đó, tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại hàng ngày.
Bà Diệp Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến phụ nữ vùng dân tộc ít người chưa được đề cao là do quan niệm phụ nữ chỉ lo tề gia nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người dân. Vì vậy, phụ nữ có ít cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm, nhiều phụ nữ đi làm cả ngày, về nhà vẫn phải một mình đảm đương việc nội trợ, chăm sóc con cái mà vẫn không được cho là lao động chính trong nhà. Ở những vùng đặc biệt khó khăn, hầu hết chị em đều mang tâm lý tự ti, mặc cảm, chỉ biết sinh con, nội trợ, làm ruộng chứ chưa thực sự cố gắng vươn lên, còn mơ hồ về Luật Bình đẳng giới cho dù cán bộ xã, huyện đã tích cực giải thích, tuyên truyền.
Trước thực trạng trên, thông qua Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025”, thành phố Cần Thơ tập trung nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với những nhiệm vụ cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán địa phương nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người; tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình trong các trường học, nhất là các trường lớp bán trú và dân tộc nội trú; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, chú trọng tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế kém phát triển thuộc vùng dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, thành phố đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân ngoài nước; sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện các hoạt động bình đẳng giới tại địa phương. Bên cạnh đó, các đơn vị Sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp, người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống; biên soạn tài liệu bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện, trình độ và văn hóa dân tộc.
Các đơn vị quản lý tại địa phương, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số cần phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, trưởng dòng họ trong đồng bào dân tộc thiểu số; huy động sự tham gia của cán bộ thôn, bản, học sinh tại các trường dân tộc nội trú và bán trú trong việc tuyên truyền, vận động, thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố hỗ trợ xây dựng và thực hiện các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua công tác can thiệp phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số; thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ tạo điều kiện cho chị em tham gia sinh hoạt, học nghề và nâng cao nhận thức, kiến thức về phương pháp tổ chức cuộc sống gia đình.
Thành phố Cần Thơ phấn đấu đến năm 2025 có 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương và 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới; 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi; 30-50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Đặc biệt, thành phố phấn đấu giảm ít nhất 50% số vụ phụ nữ bị bạo hành so với hiện nay.
Thành phố Cần Thơ hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, gồm 38.929 người (chiếm 3,18% tổng số dân toàn thành phố), chủ yếu phân bố tại các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn. Đa số người dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, làm nghề nông, làm thuê, một ít hộ làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ; điều kiện kinh tế, đời sống còn ở mức thấp, trình độ dân trí và năng lực sản xuất chưa theo kịp với yêu cầu chung của thành phố.
Theo ông Lương Văn Trừ, Trưởng ban Dân tộc thành phố Cần Thơ, từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình quốc gia bình đẳng giới từ năm 2011 đến nay, Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả, thu hẹp dần khoảng cách về bất bình đăng, trong đó những kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp không ít thách thức do tư tưởng địa phương, cục bộ, vẫn còn có cách nhìn thiếu đầy đủ, thậm chí xem nhẹ vai trò của phụ nữ; nhiều phụ nữ phải san sẻ gánh nặng mưu sinh với gia đình nhưng bản thân lại phải cam chịu nhiều thiệt thòi từ hệ tư tưởng lạc hậu, không được học hành, giao lưu, tiếp xúc với xã hội.
Các thí sinh đang trình diễn phần thi năng khiếu tại Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017 của Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Hồng Giang-TTXVN |
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ, trong nhóm dân số ở độ tuổi lao động khu vực nông thôn có gần 40% nữ giới chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tập trung ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Nhiều chị em quanh năm chỉ biết công việc đồng áng và nội trợ, ít quan tâm đến tình hình xã hội, không nhận thức được dẫn đến không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, cam chịu cảnh sinh con đàn cháu đống, nghèo túng, bất bình đẳng giới. Do đó, tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại hàng ngày.
Bà Diệp Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến phụ nữ vùng dân tộc ít người chưa được đề cao là do quan niệm phụ nữ chỉ lo tề gia nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người dân. Vì vậy, phụ nữ có ít cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm, nhiều phụ nữ đi làm cả ngày, về nhà vẫn phải một mình đảm đương việc nội trợ, chăm sóc con cái mà vẫn không được cho là lao động chính trong nhà. Ở những vùng đặc biệt khó khăn, hầu hết chị em đều mang tâm lý tự ti, mặc cảm, chỉ biết sinh con, nội trợ, làm ruộng chứ chưa thực sự cố gắng vươn lên, còn mơ hồ về Luật Bình đẳng giới cho dù cán bộ xã, huyện đã tích cực giải thích, tuyên truyền.
Trước thực trạng trên, thông qua Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025”, thành phố Cần Thơ tập trung nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với những nhiệm vụ cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán địa phương nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người; tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình trong các trường học, nhất là các trường lớp bán trú và dân tộc nội trú; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và các nội dung liên quan đến yếu tố giới, chú trọng tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế kém phát triển thuộc vùng dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, thành phố đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân ngoài nước; sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện các hoạt động bình đẳng giới tại địa phương. Bên cạnh đó, các đơn vị Sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp, người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống; biên soạn tài liệu bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện, trình độ và văn hóa dân tộc.
Tiết mục trình diễn tiểu phẩm của một đội thi tại Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017 của Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Hồng Giang - TTXVN |
Các đơn vị quản lý tại địa phương, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số cần phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, trưởng dòng họ trong đồng bào dân tộc thiểu số; huy động sự tham gia của cán bộ thôn, bản, học sinh tại các trường dân tộc nội trú và bán trú trong việc tuyên truyền, vận động, thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố hỗ trợ xây dựng và thực hiện các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua công tác can thiệp phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số; thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ tạo điều kiện cho chị em tham gia sinh hoạt, học nghề và nâng cao nhận thức, kiến thức về phương pháp tổ chức cuộc sống gia đình.
Thành phố Cần Thơ phấn đấu đến năm 2025 có 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương và 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới; 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi; 30-50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Đặc biệt, thành phố phấn đấu giảm ít nhất 50% số vụ phụ nữ bị bạo hành so với hiện nay.
Thành phố Cần Thơ hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, gồm 38.929 người (chiếm 3,18% tổng số dân toàn thành phố), chủ yếu phân bố tại các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn. Đa số người dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, làm nghề nông, làm thuê, một ít hộ làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ; điều kiện kinh tế, đời sống còn ở mức thấp, trình độ dân trí và năng lực sản xuất chưa theo kịp với yêu cầu chung của thành phố.
Hồng Giang