Kỹ thuật nuôi cá đối mục trong ao đất

Kỹ thuật nuôi cá đối mục trong ao đất
Cá đối mục là đối tượng nuôi mới, ít bệnh tật, không phải sử dụng nhiều loại thuốc, quản lý và chăm sóc dễ, nguy cơ bị lan tràn dịch bệnh ít, tỷ lệ rủi do thấp, do vậy đối tượng nuôi này là một trong những hướng đi mới trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Có thể nuôi ghép cá đối mục với một số đối tượng khác như tôm sú và cua biển.

Có hai hình thức nuôi cá đối mục trong ao đất, đó là: Nuôi đơn (cá đối mục được nuôi bán thâm canh và thâm canh trong các ao nuôi chuyên canh) và nuôi ghép (cá đối mục thường được nuôi ghép với các loài cá khác như cá chép thường, cá trắm cỏ, cá chép bạc, cá rô phi và cá măng biển). Có thể nuôi được trong vùng nước lợ, nước ngọt và nước mặn.
Cá đối mục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối. Ảnh: tomvang.com
 Cá đối mục  có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối.
Ảnh: tomvang.com

1. Chọn địa điểm ao nuôi

Nguồn nước dùng để nuôi cá đối mục thương phẩm phải sạch, không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Đồng thời, gần đường giao thông, gần nguồn cá giống (cá tự nhiên và nhân tạo), gần nguồn điện,…

Chọn vị trí xây dựng ao nuôi ở vùng trung triều, biên độ thủy triều khoảng 2-3 m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: Độ mặn 0-30 ‰, nhiệt độ 26- 32 độ C, hàm lượng oxy 3-5 mg/l, pH 7,5-8,5, NH3 < 1mg/l, H2S < 0,3mg/l, Chất đáy ao là cát bùn, bùn cát, bùn pha sét.

2. Thiết kế, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi có diện tích 1.000 – 20.000 m2, tốt nhất là từ 2.000 – 5.000m2. Độ sâu mực nước từ 1,2 –1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn hơi dốc về phía cống thoát.

Cải tạo ao tốt, triệt để nhằm diệt trừ địch hại, mầm bệnh và các sinh vật cạnh tranh gây nguy hiểm cho cá giống. Các biện pháp cải tạo ao, chuẩn bị ao nuôi tiến hành như sau:

Ao nuôi phải được tháo cạn nước, vét bùn, rửa sạch đáy ao, rải vôi với liều lượng 10-20 kg/100 m2 với những ao có pH ≥ 6,5. Nếu ao có pH ≤ 6, phải tăng liều lượng bón vôi cho ao khoảng 30-50 kg/100 m2, kết hợp phơi đáy ao 3-5 ngày.

Trước khi thả giống, ao nuôi phải được cày bừa kỹ và bón lót bằng phân bò ủ hoai với liều lượng 2,5 - 5 tấn/ha. Sau đó lấy nước vào ao khoảng 25-30cm và giữ nguyên mực nước đó trong vòng 7-10 ngày để sinh vật phù du phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Mực nước trong ao sau đó được nâng 1,5-1,8 m và thả cá giống. Độ trong của ao nuôi được duy trì ở mức độ cần thiết (khoảng 20-30cm) bằng cách hàng tuần bón bổ sung thêm phân gà hoặc phân hóa học.

Thu hoạch cá đối mục. Ảnh: nghenong.com
      Thu hoạch cá đối mục. Ảnh: nghenong.com

3. Kỹ thuật chọn và thả cá

Cá giống thả vào ao nuôi cá thương phẩm phải đồng đều về kích thước, chiều dài toàn thân đạt 6-8 cm. Cá không bị bệnh, không xây sát, bơi lội hoạt bát, có màu trắng sáng.

Thả cá giống: Tùy vào việc nuôi đơn hay nuôi ghép mà hình thức thả giống khác nhau.

- Nuôi đơn: Sau khi cải tạo ao, lấy nước vào có thể thả cá giống nuôi ngay với mật độ 2-3 con/m2, cá giống có trọng lượng 10-15gam/con, mật độ thả từ 6.500-7.500 con/ha.

- Nuôi ghép: Nuôi ghép cá đối mục với cá rô phi và cá chép trong các ao nuôi bán thâm canh, cá đối giống được thả với mật độ 3.000- 4.000 con/ha, cá chép thường có trọng lượng 100 g/con được thả với mật độ 2000-3000 con/ha và cá rô phi giống có trọng lượng 10-15 gam/con được thả với mật độ 60.000-75.000 con/ha. Mục đích của việc nuôi ghép là để cá đối mục ăn bớt tảo và thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí...

4. Chăm sóc và quản lý

a. Thức ăn và cách cho ăn:

Trong thời gian nuôi kéo dài khoảng 7-8 tháng, nếu cá đối được nuôi chuyên canh, với chế độ bón phân hợp lý có thể cung cấp đủ lượng thức ăn tự nhiên cần thiết. Trong nhiều trường hợp, cá đối có thể ăn trực tiếp thức ăn là phân gà và vẫn sinh trưởng tốt. Kiểm tra sự tăng trưởng của cá bằng cách lấy mẫu để đo chiều dài và cân trọng lượng cá, nếu tốc độ tăng trưởng không như mong đợi, có thể bổ sung thêm cám gạo hoặc cám lúa mì hoặc thức ăn tổng hợp với khối lượng khoảng 0,5-1% khối lượng cá trong ao nuôi. Hàng ngày kiểm tra môi trường ao nuôi, hoạt động bắt mồi của cá, và 7-10 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn.

Sử dụng các loại máy đảo nước, máy sục khí để duy trì hàm lượng oxy hòa tan tối ưu, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trong thời gian đầu của quá trình nuôi chỉ chạy máy quạt nước vào buổi tối, khi cá lớn tùy theo tổng khối lượng cá trong ao mà điều chỉnh thời gian chạy máy quạt nước cho phù hợp.

Mực nước trong ao luôn duy trì trên 1,2 m, lượng nước thay đối với ao nuôi đơn từ 20–30%/ 1 lần thay nước, thời gian thay nước tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao.

Khi cá đối được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép thường và cá chép bạc. Trong trường hợp này, khi cho cá ăn người ta thường nhắm vào mục tiêu các loài cá nuôi khác và thức ăn của cá đối chỉ là các mảnh vụn của thức ăn vỡ ra, thức ăn thừa và thức ăn tự nhiên.

Sau 7-8 tháng nuôi ở khu vực cận nhiệt đới, cá đối mục có thể đạt trọng lượng 0,75-1 kg/con, nếu nuôi hai năm, cá đối mục có thể đạt 1,5-1,75 kg/con.

Trong nuôi chuyên canh, cá đối ăn thức ăn tự nhiên là chủ yếu và có bổ sung thêm thức ăn là các sản phẩm của các nhà máy xay và các nhà máy chế biến ngũ cốc. Trong nuôi kết hợp, thức ăn viên được sản xuất trong các nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cá hoặc trong nhiều trường hợp các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm có một quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cá. Thức ăn được chế biến dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng nuôi chủ yếu (ví dụ như cá rô phi và cá chép thường).

Thức ăn hiện nay dùng để nuôi cá đối mục là vấn đề không lớn, các nguồn nguyên liệu như cám gạo, bột ngũ cốc, bột cá, bột đậu lành... đều là nguồn thức ăn rất tốt dùng cho nuôi cá đối mục.

b. Quản lý các yếu tố môi trường:

Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, xác định các yếu tố môi trường, theo dõi các yếu tố môi trường và tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

c. Thay nước:

Đối với ao nuôi đơn thường xuyên thay nước và cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay từ 20-30%.

Đối với ao nuôi ghép, do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho nên hạn chế thay nước, khoảng 3-5 ngày thay một lần.

Trong ao nuôi cá đối mục thương phẩm, mực nước phải đảm bảo độ sâu trên 1,2 m, độ trong 20-30 cm.

d. Phòng bệnh:

Hệ thống ao nuôi, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng.

Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Oxytetracylin 5 ppm. Thời gian khoảng 30-60 phút.

Thức ăn cho cá nên sử dụng thức ăn tươi sống gây nuôi trong ao, thức ăn là bột cám gạo, cám ngũ cốc, thức ăn tổng hợp phải mới, còn niên hạn sử dụng không nên sử dụng các loại thức ăn đã cũ hoặc ẩm mốc.

Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

Theo hpstic.vn

Có thể bạn quan tâm

Mô hình tôm - lúa được đánh giá là mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Ảnh: TTXVN

Trà Vinh khuyến khích sản xuất bền vững mô hình rừng – tôm, lúa – thủy sản

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang vận động, khuyến khích nông dân trong tỉnh tiếp tục giữ vững diện tích hơn 11.350 ha mô hình sản xuất rừng - tôm, lúa - thủy sản trong năm 2025. Đây là mô hình sản xuất bền vững vừa đem lại mức thu nhập cao về giá trị sản phẩm, vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 19/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng. Dự tọa đàm có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hơn 100 khuyến nông viên tiêu biểu của tỉnh Điện Biên; đại diện 5 Trung tâm khuyến nông cộng đồng thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ và Điện Biên.

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này, các vườn cam Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc bắt đầu chín và cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều diện tích cam của các nhà vườn đang đối diện với hiện tượng cam rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, nguy cơ thất thu vụ Tết. Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Tại hội thảo tham vấn "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức chiều 16/12, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống cung ứng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là điều rất cần thiết.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Nhiệm kỳ 2020 – 2025 được xem là một nhiệm kỳ thành công của tỉnh Kon Tum trong tăng trưởng kinh tế, khi liên tiếp tạo ra sức đột phá, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Có được thành quả đó, không chỉ là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mà còn là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một trong những dấu ấn quan trọng để kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển chính là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa giá trị của các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức bật cho nền kinh tế của Kon Tum – một trong những tỉnh nghèo của cả nước.

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi bật với những dãy núi đá hùng vĩ, sương mù dày đặc và mùa đông giá lạnh, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C, và những đợt rét đậm, rét hại có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn nữa, đôi khi chỉ còn 2-3 độ C. Với khí hậu khắc nghiệt như vậy, đàn gia súc ở đây luôn đối mặt với nguy cơ chết rét và thiếu thức ăn. Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền địa phương và ý thức bảo vệ tài sản của đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể, đồng thời bảo vệ được nguồn sinh kế bền vững cho người dân.

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Từ năm 2025 – 2030, tỉnh Quảng Trị đầu tư gần 180 tỷ đồng để phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; trong đó, năm 2025 tỉnh đầu tư trên 16 tỷ đồng để phát triển thêm 684 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 1.000 ha. Từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Bùng phát trong những tháng đầu năm 2024, dịch sâu đầu đen hại dừa tập trung tấn công các vườn dừa ở các vùng chuyên canh lớn của tỉnh Tiền Giang với diện tích gần 280 ha; trong đó, huyện Chợ Gạo trên 245 ha, huyện Tân Phú Đông trên 33ha, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, tăng trên 242 ha so với năm 2023.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân. Lợi ích mang lại từ rừng ở Yên Bái từng bước đáp ứng mục tiêu “người trồng rừng phải sống được từ rừng” để rừng phát triển ngày càng bền vững.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất giúp tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Quảng Ngãi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ớt giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hỗ trợ người dân trong việc nhân rộng, phát triển các vườn, đồi xanh.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Với giá lúa này, nông dân trồng lúa ST đang rất háo hức chờ đợi ngày thu hoạch bội thu.

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Được biết đến như “đầu tàu” trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Kon Plông, những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Y Lim (sinh năm 1970, trú Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen) đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và lan tỏa hình ảnh, văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Xơ Đăng đến với du khách trong và ngoài nước. Một trong những nét độc đáo của người Xơ Đăng đã được Nghệ nhân ưu tú Y Lim bảo tồn và phát huy là nghề nấu rượu cần – loại rượu đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực Tây Nguyên.