Ngày 6/3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh vừa công nhận 98 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia tại Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 9/3/2023 của Bộ Y tế. Cụ thể, trong 98 xã được thẩm định thì toàn bộ các trạm y tế đều đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó có 41 xã đạt trên 90 điểm.
Tỉnh Kon Tum hiện có 95 bác sỹ và hàng trăm y sỹ, dược sỹ, cán bộ y tế ở tuyến cơ sở. Những năm qua, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, các cán bộ y tế cơ sở luôn bám sát và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các cán bộ y tế cũng góp phần tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hủ tục, tiếp cận dần với các phương pháp khám, chữa bệnh hiện đại. Nhờ đó, đời sống, sức khỏe của người dân dần được cải thiện; tư duy, nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe được nâng cao.
Với lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trải qua hàng chục năm gắn bó với vùng miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, nhiều y, bác sỹ đã hết lòng vì công việc, vì người bệnh. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Y tế cơ sở ở Việt Nam được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, "người gác cổng" của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất; góp phần tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe và giảm thấp nhất chi phí khám chữa bệnh cho người dân.
Tỉnh Bình Phước đang chú trọng xây dựng và phát triển ngành y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân, để mọi người đều được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Trong đó, tỉnh phát triển hệ thống y tế đồng bộ, cân đối giữa y tế dự phòng và điều trị, y tế phổ cập, y tế cộng đồng và y tế chuyên sâu; chú trọng phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
Tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thực hiện hiệu quả việc đổi mới, phát triển, hoàn thiện và củng cố, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hương, thời gian tới tỉnh quan tâm củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, phục vụ ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Ngày 9/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại tỉnh Lai Châu về công tác phát triển y dược cổ truyền; 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình đầu tư, phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (lĩnh vực y tế).
Ngày 29/5, phiên thảo luận của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng được đông đảo cử tri Thủ đô quan tâm, theo dõi.
Ngày 23/5, Bộ Y tế thông tin về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy định tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập và các văn bản liên quan.
Những năm gần đây, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng được củng cố, hoàn thiện cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, góp phần làm giảm quá tải cho tuyến trên, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh.
Nhằm góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên, khóa VIII đã thông qua Nghị quyết đầu tư xây mới, cải tạo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị y tế cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Phú Yên), 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện và 28 Trạm Y tế tuyến xã.
Được triển khai ở những bản làng vùng sâu nhất, xa nhất, khó khăn nhất dọc biên giới Nghệ An, chỉ trong thời gian ngắn, mô hình “Tủ thuốc biên cương” của Bộ đội biên phòng Nghệ An đã mang lại hiệu quả rõ nét. Không chỉ kịp thời cứu chữa hàng trăm trường hợp cấp cứu, hoạt động của “Tủ thuốc biên cương” đã đóng góp vai trò rất lớn trong việc thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho người dân, xứng đáng là cánh tay nối dài của y tế cơ sở vùng biên giới Nghệ An.
Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, với vai trò là y tế tuyến gần nhất, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, quyết liệt triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và an toàn cho người dân trên địa bàn, góp phần đẩy lùi dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 85/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình y tế trường học các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm tới hoạt động của Trạm Y tế xã, coi "Trạm Y tế xã là nền tảng cơ bản trong vấn đề quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo mỗi người dân được quản lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp trong suốt cả cuộc đời".
Sáng 25/8/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến khởi động và ký kết thỏa thuận triển khai Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở.
Lai Châu là tỉnh vùng sâu vùng xa, biên giới, giao thông chia cắt nên đi lại rất khó khăn, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở được tỉnh Lai Châu quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nên chất lượng khám chữa bệnh cho người dân được nâng lên.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành Y tế Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu.
Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, là một trong những cơ sở thực hiện tốt Thông tư 39/2017 của Bộ Y tế Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Nổi bật nhất là việc Trung tâm đã đưa một số bệnh nhân bị bệnh mạn tính thường gặp không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... về quản lý tại các trạm y tế xã, thị trấn. Nhờ đó, bệnh nhân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, nhưng vẫn được nhận sự chăm sóc, khám, chữa bệnh và theo dõi điều trị thường xuyên.
Phát triển y tế cơ sở để phòng chống các bệnh không lây nhiễm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tối 27/2, tại Cung Văn hoá hữu nghị Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 với chủ đề “Tăng cường y tế cơ sở - Hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân”.
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) và Sở Y tế Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 39/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cơ sở y tế tuyến huyện và xã.
Ngày 10/9, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ Y tế đã tổ chức Cuộc thi “Y tế thôn bản giỏi lần thứ 2 năm 2017” khu vực Tây Nguyên. Đến tham dự cuộc thi có 5 đội thi, đại diện nhân viên y tế cơ sở, y tế thôn bản các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắc Nông.
Để giải quyết được tình trạng tuyến bệnh viện trên luôn quá tải, phải giải bài toán từ gốc đó là nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân, tạo niềm tin trong nhân dân đối với việc khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường, xã.
Thành công từ thí điểm xây dựng phòng khám đa khoa vệ tinh tại các trạm y tế phường, xã đã thu hút người dân đăng ký khám chữa bệnh tại đây ngày càng tăng. Vì vậy, năm 2017, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục mở rộng hệ thống này trên địa bàn.