Tham gia hội thảo có khoảng 60 học giả, nhà quản lý, nghiên cứu của các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện một số doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp.
Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất các chính sách để tiếp tục kêu gọi Chính phủ và các nhà tài trợ hỗ trợ hộ chăn nuôi nhỏ xây lắp hầm biogas nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường, nâng cao sinh kế cho hộ nghèo.
Nhiều diễn giả nêu quan điểm không khuyến khích các chủ trang trại làm hầm biogas quy mô lớn khi không có nhu cầu sử dụng hết khí gas, thay vào đó, cần có quy định cho các chủ trang trại sử dụng chất thải chăn nuôi để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ; đầu tư kinh phí để nghiên cứu các công nghệ về chăn nuôi giúp giảm lượng nước sử dụng trong chăn nuôi.
Hội thảo cũng khuyến nghị xem xét quy định các tiêu chuẩn trong QCVN 62-MT: 2016/ BTNMT cho phù hợp và có tính khả thi trong thực tế, bởi tiêu chí hiện nay còn khá cao so với thực tiễn.
Hội thảo đã cung cấp các thông tin khoa học về hiện trạng chính sách quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi; hiệu quả kinh tế, môi trường giảm phát thải khí thải nhà kính của một số loại hình xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam, thương mại hóa phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, cũng như các giải pháp và định hướng chính sách về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tại Việt Nam phát triển mạnh theo xu hướng tăng cường thâm canh với quy mô lớn. Theo số liệu thống kê năm 2016, ước khoảng 88 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Số hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi năm 2016 mới chỉ đạt khoảng 53% (2,2 triệu hộ).
Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất các chính sách để tiếp tục kêu gọi Chính phủ và các nhà tài trợ hỗ trợ hộ chăn nuôi nhỏ xây lắp hầm biogas nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường, nâng cao sinh kế cho hộ nghèo.
Nhiều diễn giả nêu quan điểm không khuyến khích các chủ trang trại làm hầm biogas quy mô lớn khi không có nhu cầu sử dụng hết khí gas, thay vào đó, cần có quy định cho các chủ trang trại sử dụng chất thải chăn nuôi để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ; đầu tư kinh phí để nghiên cứu các công nghệ về chăn nuôi giúp giảm lượng nước sử dụng trong chăn nuôi.
Hội thảo cũng khuyến nghị xem xét quy định các tiêu chuẩn trong QCVN 62-MT: 2016/ BTNMT cho phù hợp và có tính khả thi trong thực tế, bởi tiêu chí hiện nay còn khá cao so với thực tiễn.
Hội thảo đã cung cấp các thông tin khoa học về hiện trạng chính sách quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi; hiệu quả kinh tế, môi trường giảm phát thải khí thải nhà kính của một số loại hình xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam, thương mại hóa phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, cũng như các giải pháp và định hướng chính sách về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tại Việt Nam phát triển mạnh theo xu hướng tăng cường thâm canh với quy mô lớn. Theo số liệu thống kê năm 2016, ước khoảng 88 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Số hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi năm 2016 mới chỉ đạt khoảng 53% (2,2 triệu hộ).
Trung Nguyên