Vườn Quốc gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam được công nhận là Vườn Di sản ASEAN và Khu Bảo tồn đất ngập nước (khu Ramsar) đặc biệt quan trọng của Việt Nam và thế giới.
Vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có diện tích gần 20.000 ha, là nơi cung ứng hàng nghìn tấn rau củ quả các loại để phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; trong đó, một số loại khoai lấy củ như: gừng, khoai môn, khoai từ, khoai mỡ mộng linh được hàng trăm nông dân chọn trồng, vì có thị trường đầu ra và giá cả ổn định.
Từ đầu mùa khô 2022 - 2023 đến nay, Vườn Quốc gia U Minh Thượng thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy chữa cháy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng có thể xảy ra.
Theo Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang, vùng trọng điểm ở các lâm phần trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy rừng trong cao điểm mùa khô năm 2023 khoảng 41.258 ha; trong đó, thành phố Phú Quốc 16.000 ha, các huyện U Minh Thượng 9.100 ha rừng tràm, An Minh hơn 2.780 ha rừng tràm, Hòn Đất 7.475 ha rừng tràm, Kiên Lương 2.250 ha rừng, Giang Thành 1.626 ha rừng tràm, Kiên Hải 1.280 ha rừng, thành phố Hà Tiên 745 ha rừng.
Từ năm 2004, Vườn Quốc gia U Minh Thượng được UBND tỉnh Kiên Giang đồng ý mở dịch vụ du lịch sinh thái. Hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn đã có nhiều đổi mới, mang diện mạo mới và từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch dần được hình thành, các sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa. Công tác tuyên truyền giáo dục môi trường ngày càng được nâng cao, sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư từng bước được rõ nét.
Sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Khu du lịch Hòn Phụ Tử, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) có kế hoạch đón khách du lịch trở lại, lần lượt từ ngày 20/1/2022 và ngày 28/1/2022.
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), được bao bọc xung quanh rừng tràm với diện tích gần 4 ha. Những năm qua, tại đây đã thực hiện hàng trăm cuộc cứu hộ, cứu sống rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm.
Để từng bước đưa du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, Vườn Quốc gia U Minh Thượng tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hoạt động du lịch.
Đang giai đoạn cao điểm mùa khô 2019 - 2020, Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) thành lập 5 đội (mỗi đội từ 7 đến 12 người) ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng.
Trong hai năm 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích 21.107 ha; trong đó vùng lõi (rừng đặc dụng) 8.038 ha, vùng đệm 13.069 ha, rừng phòng hộ 365 ha, rừng sản xuất 2.728 ha, đất nông nghiệp, nuôi thủy sản và đất khác 9.976 ha.
Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) có diện tích 21.107 ha; trong đó, vùng lõi hơn 8.000 ha, vùng đệm hơn 13.000 ha. Để hạn chế đến mức thấp nhất và tránh xảy ra cháy, Vườn quốc gia U Minh Thượng đã có nhiều giải pháp để giữ rừng cũng như phòng, chống cháy rừng.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) có diện tích 21.107 ha; trong đó, vùng lõi 8.038 ha, vùng đệm 13.069 ha. Dù lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, nhưng vẫn còn một bộ phận nhân dân vùng đệm thường xuyên vi phạm vào rừng săn bắt động vật, thủy sản, gây áp lực đến tài nguyên rừng.