Theo báo cáo của Công ty cổ phần xây dựng đường bộ I, trận mưa đêm 10/10 và ngày 11/10 đã khiến tuyến tỉnh lộ 174 từ thị xã Nghĩa Lộ đi huyện vùng cao Trạm Tấu bị tắc nghẽn hoàn toàn; thống kê sơ bộ có trên 30 điểm sạt lở lớn nhỏ với khối lượng khoảng 10.000 m3 đất đá. Đặc biệt, 10 điểm sạt lớn, trong đó có 3 điểm sạt ta-luy âm nghiêm trọng khi nước lũ tràn đã cuốn trôi mặt đường khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Tại điểm sạt lở km 19 tỉnh lộ 174, hàng trăm mét khối đất đá sạt xuống đường đã gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này. Đến chiều 12/10 khối lượng lớn đất đá sạt xuống mặt đường đã cơ bản được giải tỏa.
Ông Bùi Quốc Hương, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng đường bộ I cho biết, tỉnh lộ 174 là tuyến đường độc đạo để vào huyện vùng cao Trạm Tấu. Vì vậy, ngay sau khi xảy ra sạt lở, đơn vị đã điều động lực lượng và máy móc lên khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do tuyến đường hẹp, khối lượng đất đá sạt lở xuống mặt đường rất lớn nên tiến độ giải tỏa bị chậm. Hiện tại, trời đã giảm mưa nhưng nguy cơ sạt lở vẫn còn rất lớn.
Vì khối lượng đất đá lớn nên việc tìm bãi đổ cũng là một trong những khó khăn trong quá trình giải tỏa. Trước tình hình đó, lãnh đạo ngành Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc công tác khắc phục. Đơn vị thi công tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã có tuyến đường đi qua, vận động nhân dân tạo điều kiện để có những bãi đổ đất.
Ông Đỗ Văn Dự, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái cho biết, cùng với tuyến tỉnh lộ 174 thì Quốc lộ 32 đoạn qua khu vực đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải cũng có nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông. Mặc dù đã huy động lực lượng lớn để nhanh chóng giải tỏa tuyến đường, tuy nhiên khối lượng đất đá lớn cộng với địa hình chia cắt nên đến chiều 12/10, Quốc lộ 32 mới thông tuyến. Riêng tỉnh lộ 174 chưa thông tuyến nên huyện vùng cao Trạm Tấu vẫn bị cô lập. Các lực lượng vẫn đang tích cực giải tỏa các điểm sạt lở, nhanh chóng thông tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Ảnh hưởng mưa lũ khiến hệ thống đường tỉnh Yên Bái xuất hiện 33 vị trí sạt ta-luy dương với khối lượng 120.000m3, một vị trí bị sạt ta-luy âm với chiều dài 10m, nền mặt đường có 3 vị trí hư hỏng với khoảng 1.700 m2, nhiều cầu cống bị hư hại nặng. Các tuyến đường do huyện quản lý cũng bị hư hỏng nặng với 53 vị trí sạt ta-luy dương có khối lượng khoảng 15.400 m3, 5 vị trí bị sạt ta-luy âm với chiều dài hơn 540 m…
Đến chiều 12/10, tỉnh Yên Bái đã phải huy động 4.750 người tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, vệ sinh môi trường. Ngành Giao thông vận tải đã huy động hàng chục máy xúc, máy ủi, ô tô tải hót sụt trên các tuyến đường.
Tại điểm sạt lở km 19 tỉnh lộ 174, hàng trăm mét khối đất đá sạt xuống đường đã gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này. Đến chiều 12/10 khối lượng lớn đất đá sạt xuống mặt đường đã cơ bản được giải tỏa.
Ông Bùi Quốc Hương, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng đường bộ I cho biết, tỉnh lộ 174 là tuyến đường độc đạo để vào huyện vùng cao Trạm Tấu. Vì vậy, ngay sau khi xảy ra sạt lở, đơn vị đã điều động lực lượng và máy móc lên khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do tuyến đường hẹp, khối lượng đất đá sạt lở xuống mặt đường rất lớn nên tiến độ giải tỏa bị chậm. Hiện tại, trời đã giảm mưa nhưng nguy cơ sạt lở vẫn còn rất lớn.
Vì khối lượng đất đá lớn nên việc tìm bãi đổ cũng là một trong những khó khăn trong quá trình giải tỏa. Trước tình hình đó, lãnh đạo ngành Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc công tác khắc phục. Đơn vị thi công tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã có tuyến đường đi qua, vận động nhân dân tạo điều kiện để có những bãi đổ đất.
Ông Đỗ Văn Dự, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái cho biết, cùng với tuyến tỉnh lộ 174 thì Quốc lộ 32 đoạn qua khu vực đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải cũng có nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông. Mặc dù đã huy động lực lượng lớn để nhanh chóng giải tỏa tuyến đường, tuy nhiên khối lượng đất đá lớn cộng với địa hình chia cắt nên đến chiều 12/10, Quốc lộ 32 mới thông tuyến. Riêng tỉnh lộ 174 chưa thông tuyến nên huyện vùng cao Trạm Tấu vẫn bị cô lập. Các lực lượng vẫn đang tích cực giải tỏa các điểm sạt lở, nhanh chóng thông tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Trạm Tấu.
Ảnh hưởng mưa lũ khiến hệ thống đường tỉnh Yên Bái xuất hiện 33 vị trí sạt ta-luy dương với khối lượng 120.000m3, một vị trí bị sạt ta-luy âm với chiều dài 10m, nền mặt đường có 3 vị trí hư hỏng với khoảng 1.700 m2, nhiều cầu cống bị hư hại nặng. Các tuyến đường do huyện quản lý cũng bị hư hỏng nặng với 53 vị trí sạt ta-luy dương có khối lượng khoảng 15.400 m3, 5 vị trí bị sạt ta-luy âm với chiều dài hơn 540 m…
Đến chiều 12/10, tỉnh Yên Bái đã phải huy động 4.750 người tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, vệ sinh môi trường. Ngành Giao thông vận tải đã huy động hàng chục máy xúc, máy ủi, ô tô tải hót sụt trên các tuyến đường.
Văn Tý - Trung Kiên