Thông tin từ Bệnh viện Quận Tân Phú, đến sáng 29/10, bệnh viện này đang điều trị cho 36 bệnh nhi. Hầu hết các bệnh nhi đều có dấu hiệu nhiễm trùng tiêu hóa. Đặc biệt trong ngày 28/10 có đến 19 trường hợp sốc, các bác sỹ phải tiến hành điều trị khẩn trương, chống sốc; sau đó 11 trường hợp có biểu hiện nặng phải chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Như vậy, thống kê từ trưa 28/10 đến nay, Bệnh viện Quận Tân Phú đã tiếp nhận tổng cộng 55 trường hợp nghi ngộ độc.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bác sỹ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, cho biết: Từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 28/10, đơn vị này tiếp nhận 11 bệnh nhi ngộ độc thức ăn được chuyển đến từ Bệnh viện Quận Tân Phú.
Trong số 11 trường hợp này, có 6 trường hợp nặng cấp cứu với các triệu chứng như: ói mửa nhiều, tiêu chảy, trụy mạch, sốc... và 5 ca có biểu hiện nhẹ hơn được điều trị tại Khoa Tiêu hóa.
Đến sáng 29/10, các bệnh nhi này đều đã qua cơn nguy kịch, bớt ói, bớt tiêu chảy, tình trạng tạm ổn và vẫn đang được tiếp tục truyền dịch theo dõi. Các bác sỹ của bệnh viện đã lấy dịch ói, dịch phân của các bệnh nhi và đang đợi kết quả xét nghiệm.
Theo Bác sỹ Phương, mặc dù chưa thể khẳng định nhưng với các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu thì đã có thể bước đầu xác định các bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Cũng trong sáng 29/10, lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã tiến hành gửi mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tiến hành điều tra dịch tễ sau khi vụ nghi ngộ độc tập thể xảy ra. Theo nhận định ban đầu, nguy cơ gây ngộ độc có thể do món chà bông gà bị nhiễm tụ cầu (Staphylococcus).
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến (địa chỉ 248 Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú), đơn vị đã cung cấp bánh mì.
Theo giải trình, công ty tự sản xuất bánh mì, trứng cút được mua tại Công ty cổ phần chăn nuôi CP; chà bông gà mua tại Công ty Hà Trang về chế biến thành sản phẩm bánh mì chà bông. Lúc 16 giờ ngày 27/10, nhân viên của Công ty chế biến bánh mì từ các nguyên liệu nói trên, đến 7 giờ 30 phút ngày 28/10 cung cấp 300 suất cho nhà thờ để phát cho các cháu thiếu nhi tham gia chương trình Hội thánh.
Kết quả kiểm tra cho thấy, Giấy chứng nhận đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến vừa hết hạn và đã làm thủ tục gia hạn nhưng do đánh giá không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm nên chưa được cấp lại.
Sáng 29/10, Thanh tra Ban Quản lý An toàn thực phẩm ghi nhận, cơ sở mắc các lỗi về điều kiện vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng, bố trí các công đoạn chế biến...
“Hiện đơn vị đang tiếp tục kiểm tra cơ sở sản xuất cung cấp chà bông gà cho công ty này và sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho hay
Trước đó vào trưa 28/10, sau khi dự buổi thánh lễ sáng Chủ nhật tại nhà thờ Tân Thái Sơn, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trẻ đã được phát một phần bánh mì chà bông do một doanh nghiệp thực phẩm cung cấp.
Sau khi ăn, một số trẻ bắt đầu có dấu hiệu đau bụng, ói. Sau đó, số lượng trẻ bị đau bụng, ói, đi cầu lỏng bắt đầu tăng lên và được người nhà đưa đến bệnh viện để cấp cứu./.
Nhiều trẻ em nghi bị ngộ độc thực phẩm đang được cấp cứu tại Bệnh viện quận Tân Phú. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN |
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bác sỹ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, cho biết: Từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 28/10, đơn vị này tiếp nhận 11 bệnh nhi ngộ độc thức ăn được chuyển đến từ Bệnh viện Quận Tân Phú.
Trong số 11 trường hợp này, có 6 trường hợp nặng cấp cứu với các triệu chứng như: ói mửa nhiều, tiêu chảy, trụy mạch, sốc... và 5 ca có biểu hiện nhẹ hơn được điều trị tại Khoa Tiêu hóa.
Đến sáng 29/10, các bệnh nhi này đều đã qua cơn nguy kịch, bớt ói, bớt tiêu chảy, tình trạng tạm ổn và vẫn đang được tiếp tục truyền dịch theo dõi. Các bác sỹ của bệnh viện đã lấy dịch ói, dịch phân của các bệnh nhi và đang đợi kết quả xét nghiệm.
Theo Bác sỹ Phương, mặc dù chưa thể khẳng định nhưng với các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu thì đã có thể bước đầu xác định các bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Cũng trong sáng 29/10, lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã tiến hành gửi mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tiến hành điều tra dịch tễ sau khi vụ nghi ngộ độc tập thể xảy ra. Theo nhận định ban đầu, nguy cơ gây ngộ độc có thể do món chà bông gà bị nhiễm tụ cầu (Staphylococcus).
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến (địa chỉ 248 Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú), đơn vị đã cung cấp bánh mì.
Theo giải trình, công ty tự sản xuất bánh mì, trứng cút được mua tại Công ty cổ phần chăn nuôi CP; chà bông gà mua tại Công ty Hà Trang về chế biến thành sản phẩm bánh mì chà bông. Lúc 16 giờ ngày 27/10, nhân viên của Công ty chế biến bánh mì từ các nguyên liệu nói trên, đến 7 giờ 30 phút ngày 28/10 cung cấp 300 suất cho nhà thờ để phát cho các cháu thiếu nhi tham gia chương trình Hội thánh.
Kết quả kiểm tra cho thấy, Giấy chứng nhận đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến vừa hết hạn và đã làm thủ tục gia hạn nhưng do đánh giá không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm nên chưa được cấp lại.
Sáng 29/10, Thanh tra Ban Quản lý An toàn thực phẩm ghi nhận, cơ sở mắc các lỗi về điều kiện vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng, bố trí các công đoạn chế biến...
“Hiện đơn vị đang tiếp tục kiểm tra cơ sở sản xuất cung cấp chà bông gà cho công ty này và sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho hay
Trước đó vào trưa 28/10, sau khi dự buổi thánh lễ sáng Chủ nhật tại nhà thờ Tân Thái Sơn, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trẻ đã được phát một phần bánh mì chà bông do một doanh nghiệp thực phẩm cung cấp.
Sau khi ăn, một số trẻ bắt đầu có dấu hiệu đau bụng, ói. Sau đó, số lượng trẻ bị đau bụng, ói, đi cầu lỏng bắt đầu tăng lên và được người nhà đưa đến bệnh viện để cấp cứu./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN