Theo đó, dự kiến trong tháng 1/2019, khoảng 62.372 trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại 6 huyện, thành phố của tỉnh (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc) sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin MR, không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin phòng bệnh rubella trong thời gian dưới 1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung.
Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành, địa phương, các cơ quan thông tin tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân chủ động, nắm bắt rõ những lợi ích của việc tiêm chủng. Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và vi rút rubella gây ra. Bệnh sởi có nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm gan, viêm thanh quản… và có thể gây ra tử vong.
Vắc xin sởi-rubella (MR) an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%.
Vĩnh Phúc lựa chọn các huyện, thành phố triển khai tiêm vắc xin sởi-rubella là những địa phương có ít nhất một trong các tiêu chí: tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 dưới 95% một trong các năm 2015, 2016, 2017; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin MR cho trẻ 18 tháng trong tiêm chủng thường xuyên dưới 95% một trong các năm 2015, 2016, 2017; có tỷ lệ mắc sởi trong các năm 2015, 2016, 2017 cao hơn tỷ lệ mắc trung bình năm của khu vực; vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng giáp ranh, di biến dân cư rộng lớn, khó quản lý đối tượng; chưa triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi trong năm 2018.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong 11 tháng của năm 2018 đã ghi nhận 66 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, xét nghiệm dương tính là 28 trường hợp. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi và sởi-rubella trong 11 tháng năm 2018 trên địa bàn tỉnh lần lượt là 78,4% và hơn 69%.
Bên cạnh việc phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút, hiện nay ngành Y tế Vĩnh Phúc triển khai Dự án thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở tất cả 137 xã, phường, thị trấn. Qua sàng lọc trước sinh và sơ sinh giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh. Riêng 8 tháng năm 2018, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có hơn 8.837 bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và 6.127 trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh.
Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành, địa phương, các cơ quan thông tin tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân chủ động, nắm bắt rõ những lợi ích của việc tiêm chủng. Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và vi rút rubella gây ra. Bệnh sởi có nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm gan, viêm thanh quản… và có thể gây ra tử vong.
Vắc xin sởi-rubella (MR) an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%.
Vĩnh Phúc lựa chọn các huyện, thành phố triển khai tiêm vắc xin sởi-rubella là những địa phương có ít nhất một trong các tiêu chí: tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 dưới 95% một trong các năm 2015, 2016, 2017; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin MR cho trẻ 18 tháng trong tiêm chủng thường xuyên dưới 95% một trong các năm 2015, 2016, 2017; có tỷ lệ mắc sởi trong các năm 2015, 2016, 2017 cao hơn tỷ lệ mắc trung bình năm của khu vực; vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng giáp ranh, di biến dân cư rộng lớn, khó quản lý đối tượng; chưa triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi trong năm 2018.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong 11 tháng của năm 2018 đã ghi nhận 66 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, xét nghiệm dương tính là 28 trường hợp. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi và sởi-rubella trong 11 tháng năm 2018 trên địa bàn tỉnh lần lượt là 78,4% và hơn 69%.
Bên cạnh việc phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút, hiện nay ngành Y tế Vĩnh Phúc triển khai Dự án thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở tất cả 137 xã, phường, thị trấn. Qua sàng lọc trước sinh và sơ sinh giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh. Riêng 8 tháng năm 2018, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có hơn 8.837 bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và 6.127 trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh.
Nguyễn Trọng Lịch