Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố nhanh chóng tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn những nội dung về việc sáp nhập, đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, các địa phương kiện toàn các chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố; sắp xếp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; khắc phục tình trạng tồn tại, hạn chế Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố không phải là đảng viên… Trong khi tiếp nhận những thông tin, ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân dân về những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND tỉnh về việc sáp nhập và đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc thực hiện sáp nhập 274 thôn, tổ dân phố để thành lập 131 thôn, tổ dân phố và đổi tên 21 thôn, tổ dân phố.
Cụ thể: Thành phố Vĩnh Yên sáp nhập 20 thôn, tổ dân phố (giảm 10 thôn, tổ dân phố); huyện Tam Dương sáp nhập 30 thôn, tổ dân phố (giảm 15 thôn, tổ dân phố); huyện Yên Lạc sáp nhập 15 thôn (giảm 8 thôn) và đổi tên 13 thôn; huyện Bình Xuyên sáp nhập 29 thôn, tổ dân phố (giảm 16 thôn, tổ dân phố); thành phố Phúc Yên sáp nhập 52 thôn, tổ dân phố (giảm 27 thôn, tổ dân phố) và đổi tên 7 tổ dân phố; huyện Vĩnh Tường sáp nhập 21 thôn, tổ dân phố (giảm 11 thôn); huyện Lập Thạch sáp nhập 49 thôn, tổ dân phố (giảm 25 thôn, tổ dân phố); huyện Sông Lô sáp nhập 56 thôn, tổ dân phố (giảm 30 thôn, tổ dân phố) và đổi tên 1 tổ dân phố; huyện Tam Đảo sáp nhập 2 thôn (giảm 1 thôn, tổ dân phố).
Bên cạnh việc sáp nhập, đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện Đề án 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở phạm vi từ các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước, các hội, áp dụng từ cấp tỉnh đến thôn, xóm, tổ dân phố, đến nay tỉnh đã giảm được hàng trăm phòng, ban, đơn vị… ở các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn. Đặc biệt, tỉnh mạnh tay cắt giảm 10.700 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND tỉnh về việc sáp nhập và đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc thực hiện sáp nhập 274 thôn, tổ dân phố để thành lập 131 thôn, tổ dân phố và đổi tên 21 thôn, tổ dân phố.
Cụ thể: Thành phố Vĩnh Yên sáp nhập 20 thôn, tổ dân phố (giảm 10 thôn, tổ dân phố); huyện Tam Dương sáp nhập 30 thôn, tổ dân phố (giảm 15 thôn, tổ dân phố); huyện Yên Lạc sáp nhập 15 thôn (giảm 8 thôn) và đổi tên 13 thôn; huyện Bình Xuyên sáp nhập 29 thôn, tổ dân phố (giảm 16 thôn, tổ dân phố); thành phố Phúc Yên sáp nhập 52 thôn, tổ dân phố (giảm 27 thôn, tổ dân phố) và đổi tên 7 tổ dân phố; huyện Vĩnh Tường sáp nhập 21 thôn, tổ dân phố (giảm 11 thôn); huyện Lập Thạch sáp nhập 49 thôn, tổ dân phố (giảm 25 thôn, tổ dân phố); huyện Sông Lô sáp nhập 56 thôn, tổ dân phố (giảm 30 thôn, tổ dân phố) và đổi tên 1 tổ dân phố; huyện Tam Đảo sáp nhập 2 thôn (giảm 1 thôn, tổ dân phố).
Bên cạnh việc sáp nhập, đổi tên các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện Đề án 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở phạm vi từ các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước, các hội, áp dụng từ cấp tỉnh đến thôn, xóm, tổ dân phố, đến nay tỉnh đã giảm được hàng trăm phòng, ban, đơn vị… ở các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn. Đặc biệt, tỉnh mạnh tay cắt giảm 10.700 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Nguyễn Trọng Lịch