Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Vĩnh Phúc, đến hết tháng 9/2017, tổng số trẻ được sinh ra là 12.966 trẻ, trong đó có 1.585 trẻ là con thứ 3, chiếm 12,2% số trẻ em sinh ra, tăng 131 trẻ so với cùng kỳ năm 2016; tỷ số giới tính khi sinh là 110 bé trai/100 bé gái. Một số huyện có mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ 3 cao như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, như quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường vẫn còn khá nặng nề ở nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ, đảng viên; đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển, nhiều gia đình muốn sinh thêm con cho vui nhà, vui cửa...
Tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số, mất cân bằng giới tính, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời tạo áp lực lớn đối với công tác an sinh xã hội. Xác định công tác truyền thông là một trong những nội dung quan trọng, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các phóng sự, tọa đàm, các bài viết tuyên truyền những nội dung cần thiết trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở siêu âm giới tính thai nhi trong nhiều năm qua và xử lý nghiêm khắc.
Các địa phương cũng thành lập và duy trì các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ thanh niên không sinh con thứ 3 trở lên, giúp nhau làm kinh tế; nhân rộng câu lạc bộ “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” nhằm giúp ông bà hiểu được tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh, từ đó không tạo áp lực cho con cháu về vấn đề trọng nam, khinh nữ. Cùng với đó, xây dựng mô hình đưa chính sách dân số vào quy ước thôn, khu phố, tổ dân phố nhằm duy trì mức sinh hợp lý, tăng số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Vĩnh Phúc tích cực xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở các thôn, xóm thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để giải thích cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, nhất là ở những vùng có tỉ lệ sinh cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, như quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường vẫn còn khá nặng nề ở nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ, đảng viên; đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển, nhiều gia đình muốn sinh thêm con cho vui nhà, vui cửa...
Tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số, mất cân bằng giới tính, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời tạo áp lực lớn đối với công tác an sinh xã hội. Xác định công tác truyền thông là một trong những nội dung quan trọng, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các phóng sự, tọa đàm, các bài viết tuyên truyền những nội dung cần thiết trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở siêu âm giới tính thai nhi trong nhiều năm qua và xử lý nghiêm khắc.
Các địa phương cũng thành lập và duy trì các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ thanh niên không sinh con thứ 3 trở lên, giúp nhau làm kinh tế; nhân rộng câu lạc bộ “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” nhằm giúp ông bà hiểu được tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh, từ đó không tạo áp lực cho con cháu về vấn đề trọng nam, khinh nữ. Cùng với đó, xây dựng mô hình đưa chính sách dân số vào quy ước thôn, khu phố, tổ dân phố nhằm duy trì mức sinh hợp lý, tăng số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Vĩnh Phúc tích cực xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở các thôn, xóm thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để giải thích cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, nhất là ở những vùng có tỉ lệ sinh cao.
Nguyễn Thị Thảo