Vĩnh Phúc: Không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau

Mô hình nuôi ong của gia đình ông Lương Đình Luận ở xã Tân Lập (Sông Lô, Vĩnh Phúc) từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
Mô hình nuôi ong của gia đình ông Lương Đình Luận ở xã Tân Lập (Sông Lô, Vĩnh Phúc) từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Với mục tiêu “không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo toàn diện, hiệu quả, tạo điều kiện giúp hộ nghèo từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Vĩnh Phúc: Không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 1Được vay 50 triệu đồng từ chương trình vay vốn cận nghèo, bà Kim Thị Tình tại xã Đạo Trù (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đầu tư nuôi vịt, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Những chính sách nhân văn

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo ở nhiều mặt như: tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở; hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo đảm việc làm. Cùng với đó, tỉnh ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương, nhất là các xã khu vực nông thôn khó khăn, thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Để nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Vĩnh Phúc là một trong 4 tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù nhằm hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo sớm ổn định cuộc sống.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có trên 800 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn, với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.000 tỷ đồng, cho hơn 16.000 hộ vay.

Trong năm 2023, các cấp chính quyền tỉnh cùng các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ 18.187 đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các hoàn cảnh khó khăn khác trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền trên 10,6 tỷ đồng. Quỹ Vì người nghèo của tỉnh đã hỗ trợ xây và sửa chữa 156 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền hơn 8,8 tỷ đồng; hỗ trợ 15 học sinh nghèo được đến trường.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, đến tháng 12 năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 0,69%. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc không còn xã nghèo, không còn hộ nghèo là đối tượng chính sách, người có công. 100% xã, phường không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Những điển hình thoát nghèo

Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo có hơn 80% người dân tộc Sán Dìu sinh sống. Bên cạnh thực hiện tốt các chính sách chung của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên lồng ghép nhiều nguồn lực để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Vĩnh Phúc: Không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 2Mô hình nuôi ong của gia đình ông Lương Đình Luận ở xã Tân Lập (Sông Lô, Vĩnh Phúc) từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Ông Lý Ngọc Một, Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho biết: Để giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xã luôn quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo, lồng ghép nhiều giải pháp giảm nghèo thiết thực như: Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, dụng cụ sản xuất; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phương thức canh tác cho người dân. Nhờ đó, trên địa bàn, nhiều hộ khó khăn đã vươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8%, đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Điển hình như gia đình bà Kim Thị Tịnh (thôn Vĩnh Ninh, xã Đạo Trù) đã từng bước thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay tín dụng. Bà Tịnh chia sẻ, năm 2018, khi được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tam Đảo, gia đình bà đã mua bò sinh sản và nuôi gia cầm. Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền về kỹ thuật chăn nuôi, đàn bò và gia cầm của gia đình bà sinh trưởng, phát triển tốt. Nhờ đó, gia đình bà đã thoát nghèo, thu nhập ổn định và có tích lũy.

Năm 2022, sau khi thoát nghèo, bà Tịnh tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mô hình trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi trên diện tích khoảng 2 ha. Đến nay, gia đình bà đang nuôi 8 con bò thịt, 1.000 con vịt, 1.000 con gà và hơn 100 con lợn. Mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, giúp gia đình bà trả hết nợ vay và xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi.

Ông Lương Đình Luận (ở thôn Cầu Gạo, xã Tân Lập, huyện Sông Lô) là một trong những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay ưu đãi. Ông Luận cho biết, sức khỏe ông không tốt, kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào mấy sào ruộng nên quanh năm chỉ đủ ăn, không có tích lũy. Nhờ sự giúp đỡ của anh em, họ hàng cùng vốn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, năm 2015, ông Luận mạnh dạn đầu tư nuôi ong lấy mật. Lúc đầu, ông chỉ đầu tư nuôi 8 tổ ong. Nhờ chăm sóc tốt, đàn ong của ông Luận phát triển tốt, cho thu mật đều. Đến nay, đàn ong của gia đình ông lên tới 180 tổ, thu hơn 1.500 lít mật ong mỗi năm, thu nhập hơn 150 triệu đồng. Với nguồn thu ổn định, gia đình ông đã thoát nghèo và hiện là hộ có kinh tế khá giả tại địa phương.

Việc triển khai các nguồn vốn chính sách trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Vĩnh Phúc đặt mục đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 0,5%, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về công tác giảm nghèo; huy động các nguồn lực, tạo điều kiện giúp hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, quyết tâm “không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau”.

Nguyễn Thảo

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Tỉnh Lào Cai đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu đến hết tháng 6/2025 sẽ xóa xong toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, vượt 6 tháng so với mốc thời gian Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời tiếp tục duy trì trạng thái rét về đêm và sáng sớm, ngày nắng. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Chiều 2/1, sau khi tìm thấy thi thể thứ 2 tại suối Đăk Mi (vào lúc 15 giờ 46 phút), ông Lê Viết Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thưởng nóng cho lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 5 người chết tại Thủy điện Đăk Mi 1.

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Bà Lê Nguyễn Huyền Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Phát huy tinh thần chiến thắng Ấp Bắc, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vượt khó xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện còn 66 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 8.087m và kinh phí xử lý, khắc phục ước lên đến trên 226,7 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, thế nhưng vài năm trở lại đây, người dân gần như không thể sản xuất muối do địa phương đang có nhiều dự án vào đầu tư, xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc làm muối.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Công an và Bộ Xây dựng vào cuộc

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Công an và Bộ Xây dựng vào cuộc

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 3 người chết, 2 người mất tích tại Thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei (Kon Tum), ngày 1/1, lực lượng của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã đến hiện trường vào cuộc tham gia hỗ trợ điều tra.

Tưng bừng Xuân Biên phòng ở xã biên giới Dào San

Tưng bừng Xuân Biên phòng ở xã biên giới Dào San

Ngày 1/1, tại bản Hợp 1, xã Dào San, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và UBND huyện tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.

Mang mùa đông ấm tới trẻ em nghèo miền núi Nghệ An

Mang mùa đông ấm tới trẻ em nghèo miền núi Nghệ An

Có thêm áo ấm và những sự động viên, quan tâm từ các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hàng trăm học sinh nghèo miền núi Nghệ An đi học sẽ đỡ vất vả hơn và là động lực để các em cố gắng học tốt.

Chung tay đổi thay buôn làng

Chung tay đổi thay buôn làng

Mới đây, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh…

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024

Ngày 31/12, tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với 6 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó, yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” chủ đề “Mái ấm cho đồng bào Bắc Giang”.

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo, 2025 sẽ là năm đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Sáng sớm 31/12, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), do nhiệt độ giảm thấp, sương muối đã xuất hiện và phủ trắng đỉnh Fansipan. Với độ cao 3.143m, nhiệt độ xuống mức 0 độ C, cả đỉnh núi được phủ một lớp sương muối mỏng, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho nơi đây vào ngày cuối cùng của năm 2024.

Nổ pháo tự chế khiến 3 người bị thương nặng ở Kon Tum

Nổ pháo tự chế khiến 3 người bị thương nặng ở Kon Tum

Ngày 31/12, UBND huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết, Công an huyện đang xác minh, xử lý vụ nổ khiến 3 người bị thương tích nặng, phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ nổ là do người dân tự chế tạo pháo.

Bình Phước: Một bệnh nhi tử vong vì bệnh ho gà

Bình Phước: Một bệnh nhi tử vong vì bệnh ho gà

Ngày 31/12, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận: Bệnh nhi Ph.Th.Th.Nh. (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng) đã tử vong sau hơn một tuần điều trị bệnh ho gà. Đây là ca thứ 5 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng (4 ca trước đã khỏi bệnh).

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương, mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đều đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện nhiệm vụ này với định hướng đặt ra là phải phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục có những kết quả tích cực trong công cuộc giảm nghèo.

Thanh Hóa: Hơn 4.000 hộ khó khăn được hỗ trợ về nhà ở

Thanh Hóa: Hơn 4.000 hộ khó khăn được hỗ trợ về nhà ở

Tối 30/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B thành phố Thanh Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức sơ kết đợt 1 và phát động đợt 2 ủng hộ Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025. Dịp này, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện đợt 1 Cuộc vận động.