Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer

Tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư xây mới 40 trường học, tạo điều kiện cho học sinh Khmer được học tập trong môi trường thuận lợi. Ảnh: Lê Thúy Hằng
Tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư xây mới 40 trường học, tạo điều kiện cho học sinh Khmer được học tập trong môi trường thuận lợi. Ảnh: Lê Thúy Hằng

Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Long luôn xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo. Để lĩnh vực này phát huy hiệu quả, tỉnh Vĩnh Long đã chú trọng công tác xây dựng hệ thống trường lớp, thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc Khmer…

Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 1Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giáo viên được đào tạo chất lượng, Trường tiểu học Thạch Thia, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đã trở thành địa chỉ tin cậy của con em đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Lê Thúy Hằng

Vĩnh Long có trên 22.600 người là đồng bào dân tộc Khmer, tập trung chủ yếu ở các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Theo ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, nhằm tạo điều kiện cho học sinh Khmer được học tập trong môi trường thuận lợi, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây mới 40 trường học, phát triển Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (Trường THPTDTNT tỉnh) từng bước trở thành "cái nôi" ươm mầm ước mơ học tập, đồng thời triển khai các chính sách hỗ trợ gạo, chế độ học tập nội trú… cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh còn có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số…

Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 2Học sinh khối tiểu học ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được học tiếng mẹ đẻ. Ảnh: Lê Thúy Hằng
Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 3Học sinh là con em đồng bào dân tộc Khmer sinh hoạt ngoài giờ, phát triển kỹ năng viết, vẽ và đọc sách. Ảnh: Lê Thúy Hằng

Với trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, xã Trà Côn (huyện Trà Ôn) hiện là địa phương có hệ thống trường học khá hoàn chỉnh. Để thu hút học sinh Khmer đến trường, Hội khuyến học và các đoàn thể trong xã đã thường xuyên nắm bắt tình hình, có phương án hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em duy trì việc học. Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Trà Côn cho biết: “Nhờ thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, năm học 2019 - 2020, số trẻ từ 3 đến 5 tuổi trên địa bàn tới lớp đạt trên 92%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, không còn hiện tượng học sinh bỏ học ở khối tiểu học. Đặc biệt, có hộ có 3 con, thậm chí 5 con đều tốt nghiệp đại học và trở về xây dựng địa phương”.

Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 4Tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư xây mới 40 trường học, tạo điều kiện cho học sinh Khmer được học tập trong môi trường thuận lợi. Ảnh: Lê Thúy Hằng
Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 5Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Vĩnh Long tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Thúy Hằng

Nhằm tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào Khmer, tỉnh Vĩnh Long còn chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh Trường THPTDTNT tỉnh. Tham gia học tập tại đây, các em được hưởng đầy đủ chế độ chính sách, được quan tâm nuôi dạy và rèn luyện đức, trí, lực. Nhờ vậy, 5 năm qua, số học sinh có học lực giỏi, khá của trường đạt hơn 88%, tỷ lệ thi đỗ đại học đạt 48%. Riêng năm học 2019 - 2020, tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt trên 26%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 100%.

Vĩnh Long chú trọng đào tạo nhân lực vùng đồng bào Khmer ảnh 6Tỉnh Vĩnh Long thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho học sinh vào mỗi dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer . Ảnh: Lê Thúy Hằng

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: Để đào tạo nhân lực là con em đồng bào Khmer đạt hiệu quả, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc giảng dạy và học tập; chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học của Trường THPTDTNT; đồng thời quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gắn với đặc thù của địa phương.

Lê Thúy Hằng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm