Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Việc tham vấn về dự án thủy điện được Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công quốc tế thực hiện trong suốt quá trình, từ khi lấy ý kiến tham vấn, thực hiện xây dựng và trong cả quy trình vận hành công trình sau này. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hiện đã lập cơ sở dữ liệu về các tác động của Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay, chia sẻ, kịp thời cập nhật thông tin đến các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, là một quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Việt Nam có vai trò quan trọng trong các đợt tham vấn cho các dự án thủy điện trước đây và trong các hoạt động chuẩn bị cho đợt tham vấn đối với Dự án thủy điện Pắc Lay của Lào.
Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động tham vấn cho dự án với mục tiêu giúp Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan đánh giá tác động của công trình Pắc Lay, bao gồm cả tác động xuyên biên giới, trong bối cảnh tác động tổng thể của toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính.
Đồng thời, kế hoạch tham vấn giúp Việt Nam tham gia một cách tích cực, hiệu quả và có tính xây dựng trong quá trình tham vấn vùng cho Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay do Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức.
Hoạt động này giúp các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng có liên quan ý thức, hiểu các quan điểm của Việt Nam đối với dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay nói riêng và phát triển thủy điện thượng nguồn nói chung...
Kế hoạch thực hiện tham vấn của Việt Nam đối với Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay có các hoạt động chính, gồm: Nhóm công tác kỹ thuật quốc gia trợ giúp về kỹ thuật cho quá trình tham vấn bằng việc đưa ra các ý kiến của chuyên gia về thiết kế, vận hành, tác động, các biện pháp giảm thiểu tác động của công trình thủy điện Pắc Lay, góp ý cho báo cáo kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Trong khi đó, các hoạt động tham vấn quốc gia sẽ cung cấp thông tin kịp thời về quá trình tham vấn thủy điện dòng chính Pắc Lay cho các bên liên quan. Quá trình thực hiện sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến chuyên sâu, đưa ra các dự báo, cảnh báo về ảnh hưởng của dự án đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 2/2019, Việt Nam sẽ tham dự phiên họp đặc biệt của Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế, thông báo ý kiến chính thức của Việt Nam về Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay.
Bà Lê Thị Hương, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Việt Nam chủ động tiến hành nghiên cứu độc lập, xem xét trong bức tranh tổng thể tác động xuyên biên giới của toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính để làm đối chứng với các đánh giá của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế và báo cáo của Lào, chú trọng các hoạt động tham vấn của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, cộng đồng, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế và khu vực.
Đồng thời, Việt Nam tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ thông tin, tuyên truyền về hoạt động tham vấn tới người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, duy trì sự phối hợp chặt chẽ với Lào trong quá trình tham vấn theo tinh thần thỏa thuận cấp cao Việt - Lào.
Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm cho biết: Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay có thể làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến dự báo dòng chảy và sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu.
Vì vậy, các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần có sự chủ động trong lịch sản xuất nông nghiệp, sẵn sàng các kịch bản trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với sự vận hành của dự án thủy điện này.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Lữ Cẩm Khường cho rằng cần có sự đóng góp ý kiến nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vấn đề nước nổi và hạn hán. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành trong khu vực cần có kế hoạch, kịch bản phát triển kinh tế - xã hội phù hợp trước tác động của thủy điện dòng chính Pắc Lay của Lào.
Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay nằm trên dòng chính sông Mê Công ở khu vực miền Trung của Lào, thuộc huyện Pắc Lay, tỉnh Xay - nha - bu - ly. Vị trí đập cách huyện Pắc Lay khoảng 31 km về phía thượng lưu.
Đây là công trình thủy điện kiểu đập dâng và là công trình thứ 4 trong 11 công trình thủy điện theo kế hoạch sẽ được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công. Công trình dự kiến khởi công vào năm 2022, hoàn thành và đưa vào vận hành vào năm 2029./.
Ông Lê Đức Trung, Chánh văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, là một quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Việt Nam có vai trò quan trọng trong các đợt tham vấn cho các dự án thủy điện trước đây và trong các hoạt động chuẩn bị cho đợt tham vấn đối với Dự án thủy điện Pắc Lay của Lào.
Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động tham vấn cho dự án với mục tiêu giúp Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan đánh giá tác động của công trình Pắc Lay, bao gồm cả tác động xuyên biên giới, trong bối cảnh tác động tổng thể của toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính.
Đồng thời, kế hoạch tham vấn giúp Việt Nam tham gia một cách tích cực, hiệu quả và có tính xây dựng trong quá trình tham vấn vùng cho Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay do Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức.
Hoạt động này giúp các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng có liên quan ý thức, hiểu các quan điểm của Việt Nam đối với dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay nói riêng và phát triển thủy điện thượng nguồn nói chung...
Kế hoạch thực hiện tham vấn của Việt Nam đối với Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay có các hoạt động chính, gồm: Nhóm công tác kỹ thuật quốc gia trợ giúp về kỹ thuật cho quá trình tham vấn bằng việc đưa ra các ý kiến của chuyên gia về thiết kế, vận hành, tác động, các biện pháp giảm thiểu tác động của công trình thủy điện Pắc Lay, góp ý cho báo cáo kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Ông Nguyễn Huy Phương, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam giới thiệu về dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Trong khi đó, các hoạt động tham vấn quốc gia sẽ cung cấp thông tin kịp thời về quá trình tham vấn thủy điện dòng chính Pắc Lay cho các bên liên quan. Quá trình thực hiện sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến chuyên sâu, đưa ra các dự báo, cảnh báo về ảnh hưởng của dự án đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 2/2019, Việt Nam sẽ tham dự phiên họp đặc biệt của Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế, thông báo ý kiến chính thức của Việt Nam về Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay.
Bà Lê Thị Hương, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Việt Nam chủ động tiến hành nghiên cứu độc lập, xem xét trong bức tranh tổng thể tác động xuyên biên giới của toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính để làm đối chứng với các đánh giá của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế và báo cáo của Lào, chú trọng các hoạt động tham vấn của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, cộng đồng, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế và khu vực.
Đồng thời, Việt Nam tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ thông tin, tuyên truyền về hoạt động tham vấn tới người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, duy trì sự phối hợp chặt chẽ với Lào trong quá trình tham vấn theo tinh thần thỏa thuận cấp cao Việt - Lào.
Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm cho biết: Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay có thể làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến dự báo dòng chảy và sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu.
Vì vậy, các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần có sự chủ động trong lịch sản xuất nông nghiệp, sẵn sàng các kịch bản trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với sự vận hành của dự án thủy điện này.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Lữ Cẩm Khường cho rằng cần có sự đóng góp ý kiến nhằm hạn chế thấp nhất tác động đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vấn đề nước nổi và hạn hán. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành trong khu vực cần có kế hoạch, kịch bản phát triển kinh tế - xã hội phù hợp trước tác động của thủy điện dòng chính Pắc Lay của Lào.
Đại diện tỉnh Vĩnh Long phát biểu về tác động của dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay nằm trên dòng chính sông Mê Công ở khu vực miền Trung của Lào, thuộc huyện Pắc Lay, tỉnh Xay - nha - bu - ly. Vị trí đập cách huyện Pắc Lay khoảng 31 km về phía thượng lưu.
Đây là công trình thủy điện kiểu đập dâng và là công trình thứ 4 trong 11 công trình thủy điện theo kế hoạch sẽ được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công. Công trình dự kiến khởi công vào năm 2022, hoàn thành và đưa vào vận hành vào năm 2029./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN