Chị Vì Thị Oanh (áo xanh), Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu chia sẻ kinh nghiệm cho các hội viên. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Văn hóa soi đường: Cần biến các văn bản thành hành động thực tiễn

Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể các vùng miền của đồng bào dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại, phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam.
Lục Ngạn phục hồi nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng

Lục Ngạn phục hồi nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng

Tối 8/3, tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn lần thứ 21, năm 2023. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Tiết mục rồng phun lửa được các nghệ nhân rối nước Đồng Ngư biểu diễn tại thôn Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN

Bắc Ninh: Gìn giữ nghệ thuật múa rối nước truyền thống

Bắc Ninh - Kinh Bắc mảnh đất nổi tiếng với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Qua thời gian, các giá trị đó đang tiếp tục được người dân lưu giữ, phát triển. Trong đó, rối nước Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành là loại hình nghệ thuật độc đáo đang được bảo tồn và phát triển.
Một buổi sinh hoạt của CLB Đờn ca tài tử xã Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: TTXVN

Phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể

Theo Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2001, lần đầu tiên loại hình di sản văn hóa phi vật thể chính thức được quy định trong Luật Di sản văn hóa, tạo bước chuyển biến lớn trong nhận thức của toàn xã hội về di sản văn hóa phi vật thể. Thực hiện Luật Di sản văn hóa, cả nước có trên 410 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, một số di sản được UNESCO ghi danh.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Cơ hội cho Gia Lai gìn giữ và phát huy giá trị các di sản, di tích

Ngày 28/4, Đoàn công tác của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai về khuyến nghị của UNESCO đối với các di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia. Đây là dịp để tỉnh Gia Lai nhìn nhận, đánh giá lại công tác bảo tồn, phát huy các di sản, di tích cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội.
Lễ hội Kin Pang có nhiều nghi lễ, trò diễn, điệu múa, phản ánh quan niệm tín ngưỡng, tư duy sáng tạo của người Thái đen ở Than Uyên. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Bảo tồn văn hóa giàu bản sắc của đồng bào dân tộc Thái đen

Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu hiện có 10 dân tộc sinh sống, trong đó, người Thái chiếm đa số với hơn 70%. Đồng bào dân tộc Thái đen huyện Than Uyên có nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Cùng với ẩm thực, trang phục truyền thống hay những điệu khắp làm xao xuyến lòng người, Lễ hội Kin Pang là nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống của người Thái đen với nhiều hoạt động phong phú được bà con gìn giữ từ nhiều đời nay.
Kết nối - cách thức bảo tồn mới của di sản

Kết nối - cách thức bảo tồn mới của di sản

Các di sản văn hóa từ trước đến nay chủ yếu giao lưu, kiết nối trong những câu lạc bộ cùng loại hình với nhau, hoặc trong các cuộc thi, hội diễn do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức. Tuy nhiên, hình thức bảo tồn và phát triển này chưa phát huy tối đa tính chủ động của các chủ thể di sản. Thời gian gần đây, các loại hình di sản đã có sự kết nối giao thoa với nhau từ góc độ câu lạc bộ. Điều này được đánh giá như cách thức bảo tồn mới của di sản.
Xôi ngũ sắc được bà con dân tộc Lự, ở bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường xếp từng tầng khi đồ xôi. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Độc đáo món xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Lự

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống, trong đó có người dân tộc Lự. Người Lự Lai Châu có nhiều món ẩm thực độc đáo, nhưng nổi bật là món xôi ngũ sắc. Món xôi được người dân gìn giữ đến tận nay và trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn du khách khi đặt chân đến nơi đây.
Nghệ nhân truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho thế hệ trẻ tại làng Ốp, thành phố Pleiku, Gia Lai. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Plei Ốp gìn giữ văn hóa làng trong phố

Tại khu vực Tây Nguyên, vùng văn hóa đặc sắc được biết đến với những nét đặc trưng như không gian văn hóa cồng chiêng, những mái nhà rông, khu tượng nhà mồ, giọt nước... Nhưng cơn lốc đô thị hóa cũng đã phần nào phá vỡ quy hoạch các buôn làng truyền thống, kiến trúc trong làng bị lai tạp, pha trộn, đánh mất bản sắc riêng. Trước thực trạng đó, các buôn làng truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã và đang được định hướng quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát triển bằng nhiều giải pháp.
Tinh thần tình nguyện – nét văn hóa đẹp của người trẻ Việt

Tinh thần tình nguyện – nét văn hóa đẹp của người trẻ Việt

Từ nhiều năm nay, phát huy tinh thần xung kích, tự nguyện của thanh niên trong đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, phong trào Thanh niên tình nguyện đã trở thành một nét văn hóa đẹp thể hiện tinh thần cống hiến của hàng triệu đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã xung phong đảm nhận những việc mới, việc khó, đến những nơi xa xôi hẻo lánh, góp sức trẻ của mình với mong muốn dựng xây đất nước trở nên giàu đẹp, hùng cường.
Tranh “Bát tiên” - dòng tranh Đông Hồ.Nguồn: hanoimoi.com.vn

Du Xuân, ngắm tranh dân gian tứ bình, hiểu thêm về văn hóa dân tộc

“Thứ nhất chơi chữ - thứ nhì chơi tranh”... Từ xa xưa, chơi tranh là thú vui tao nhã đứng thứ hai của người Việt, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Trong đó, dòng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh tứ bình nói riêng với sắc màu rực rỡ, mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, như lời chúc bình an, hạnh phúc gửi đến mọi người, mọi nhà nhân dịp Xuân mới rất được ưa chuộng.
Các anh Hai, chị Hai nhỏ tuổi của Câu lạc bộ. Ảnh: Xuân Trường-TTXVN phát

Nhà nhà hát quan họ ở Mão Điền (Bắc Ninh)

Không thuộc 49 làng quan họ cổ theo danh sách ban đầu cũng như trong danh sách mở rộng (gồm 67 làng, trong đó tỉnh Bắc Ninh có 44 làng và tỉnh Bắc Giang có 23 làng) nhưng ngày nay xã Mão Điền (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đạt đến tầm “nhà nhà hát quan họ”.
Giữ gìn, bảo tồn di sản nghệ thuật xòe Thái

Giữ gìn, bảo tồn di sản nghệ thuật xòe Thái

Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng. Múa xòe đã trở thành sợi dây kết nối cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Từ bao đời nay cộng đồng người Thái ở Lai Châu vẫn luôn gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp này.