Không đầu tư
dàn trải trong xây dựng nông thôn mới
dàn trải trong xây dựng nông thôn mới
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02 chủ trì hội nghị. |
Báo cáo tại hội nghị, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện thành phố đã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Xuân và đang tập trung cho vụ mùa. Đối với dịch tả lợn châu Phi, xuất hiện từ tháng 2/2019, diễn biến tình hình rất phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của các hộ chăn nuôi, làm mắc bệnh và phải tiêu hủy 481.649 con lợn (chiếm 25,7% tổng đàn) với trọng lượng 33.151tấn. Bởi vậy, Hà Nội đã cấp bổ sung hơn 223 tấn hóa chất và 7.507 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ bệnh. Đến nay, có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện, dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh.
Về kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM), ngoài 4 huyện đã đạt chuẩn NTM, thành phố đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công nhận 2 huyện Quốc Oai, Gia Lâm trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2018; có 325/386 xã (chiếm 84,2% tổng số xã trên địa bàn thành phố) có quyết định đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra và 3 xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2018; thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019, huyện Thạch Thất đạt chuẩn NTM năm 2019. Phấn đấu tăng thêm 30 xã đạt chuẩn NTM, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. |
Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình từ năm 2016 đến hết quý II/2019, Hà Nội đã huy động được 41.986,6 tỷ đồng. Việc đầu tư đồng bộ, không dàn trải đã phát huy hiệu quả và nâng cao đời sống của nông dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 46,5 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 1,81%... Các tiêu chí liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần được các địa phương quan tâm, tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, phát động phong trào thực hiện đường có hoa, nhà có số, phố có tên…
“Xây dựng nông thôn mới
phải là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục…”
phải là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục…”
Sau khi nghe báo cáo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua song cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục như: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn thấp; ứng dụng công nghệ cao cũng như chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế…
|
|
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt tinh thần xây dựng nông thôn mới phải kiên trì, bền bỉ và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. |
Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt tinh thần xây dựng NTM phải kiên trì, bền bỉ và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Do vậy, từ Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện phải xác định rõ, duy trì đều việc giao ban, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện, nhất là với những chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa đạt; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung hình thành các chuỗi liên kết, các nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị. |
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Quyết định công nhận 2 xã thuộc huyện Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới và 3 xã thuộc huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. |
Triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình: “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thành phố Hà Nội đến năm 2020. Trong năm nay, phấn đấu tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 300 sản phẩm trở lên. 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP cấp thành phố, huyện, xã được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành; các tổ chức, doanh nghiệp tham gia được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, kinh doanh. Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, các sở, ngành, các huyện, thị xã tổ chức tổng kết 10 năm xây dựng NTM xong trước ngày 10/8/2019; gửi báo cáo về thành phố để tổng hợp, tổ chức tổng kết cấp thành phố và làm cơ sở để xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM; tập trung hoàn thiện hồ sơ để công nhận các huyện, các xã nông thôn mới theo đúng kế hoạch.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng My