Ứng phó bão số 6: Triển khai lực lượng đến các điểm xung yếu

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ đội Biên phòng tuyến biển tại Quảng Nam, Bình Thuận triển khai cán bộ, chiến sĩ và phương tiện đến những điểm xung yếu, thực hiện kiểm đếm tàu thuyền, chủ động phòng tránh, ứng phó với cơn bão số 6.

vna_potal_bo_doi_bien_phong_quang_nam_ho_tro_nhan_dan_phong_tranh_thiet_hai_bao_so_6_7670804.jpg
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam hướng dẫn kỹ thuật neo đậu tàu thuyền để tránh va đập khi có sóng to, gió lớn. Ảnh: TTXVN phát

* Triển khai lực lượng giúp đỡ nhân dân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam, đến chiều ngày 25/10, lực lượng Biên phòng tuyến biển, từ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành) đến Đồn biên phòng Cửa Đại, Cù Lao Chàm (thành phố Hội An) đã triển khai cán bộ, chiến sĩ và phương tiện đến tất cả những điểm xung yếu để giúp đỡ nhân dân chủ động phòng ngừa bão số 6.

Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam cho biết, để chủ động ứng phó với bão số 6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển duy trì 100% cán bộ, chiến sĩ tại chỗ; thành lập các tổ công tác đến tận các khu neo đậu tàu thuyền, cảng cá hướng dẫn ngư dân đưa tàu thuyền vào neo đậu, chằng chống đúng kỹ thuật để phòng ngừa phương tiện va đập, hư hại do sóng to, gió lớn.

vna_potal_bo_doi_bien_phong_quang_nam_ho_tro_nhan_dan_phong_tranh_thiet_hai_bao_so_6_7670811.jpg
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà hướng dẫn ngư dân đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Ảnh: TTXVN phát

Lực lượng Biên phòng tuyến biển phối hợp với các lực lượng tại chỗ giúp đỡ người dân chằng chống, gia cố nhà cửa nhằm chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão số 6 gây ra; phối hợp cùng chính quyền địa phương lên phương án cụ thể di chuyển 200.000 người dân trong vùng chịu tác động trực tiếp của bão, vùng sạt lở ven sông ven biển, vùng trũng thấp đến nơi an toàn.

Đến chiều 25/10, toàn bộ 55 tàu thuyền với 2.208 lao động ở các ngư trường xa bờ, trong đó có 4 tàu với 112 lao động ở vùng biển Hoàng Sa (được xác định là vùng đặc biệt nguy hiểm của bão số 6) đã tìm được nơi trú ẩn an toàn. Ở vùng biển gần bờ, toàn bộ tàu thuyền cùng lao động nghề biển đã vào bờ và neo đậu tàu thuyền ở những khu vực đảm bảo an toàn trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền.

Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, Bộ đội Biên phòng toàn tuyến biển Quảng Nam phối hợp với chính quyền và các lực lượng tại chỗ thường xuyên phát thông tin về diễn biến của bão số 6; đồng thời yêu cầu người dân tuyệt đối không ở lại trên tàu, thuyền, các lồng bè nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển.

vna_potal_bo_doi_bien_phong_quang_nam_ho_tro_nhan_dan_phong_tranh_thiet_hai_bao_so_6_7670820.jpg
Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa Đại giúp người dân chằng chống, gia cố nhà ở. Ảnh: TTXVN phát

Các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biển tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng tại chỗ quản lý chặt các hoạt động trên biển; cấm tuyệt đối các phương tiện ra khơi.

Dự kiến trong đêm 25/10, các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biển tỉnh Quảng Nam sẽ bắn pháo hiệu tại 3 điểm, gồm: Khu vực biển Bàn Than (huyện Núi Thành), Cửa Đại, Cù Lao Chàm (Hội An) để thông báo về bão số 6 cho các phương tiện còn đang trên biển khẩn trương vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào đất liền.

* Bình Thuận không có tàu hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão

Chiều 25/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo nhanh việc chủ động phòng tránh, ứng phó với cơn bão số 6; kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động của tỉnh.

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến trưa 25/10, tổng số tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển là 2.346 phương tiện/12.268 lao động, trong đó có 293 tàu thuyền đánh bắt xa bờ/2.675 lao động đã được liên lạc, nắm bắt thông tin về bão. Tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 7.322 tàu/37.476 lao động. Không có tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực, vùng nguy hiểm của bão.

vna_potal_binh_thuan_chu_dong_ung_pho_bao_so_6_7671008.jpg
Tàu thuyền neo đậu tránh trú bão trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Ngay sau khi tiếp nhận các thông tin về bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo cho UBND các xã, phường, thị trấn về diễn biến của bão, tình hình thời tiết để người dân chủ động theo dõi, có biện pháp ứng phó và có kế hoạch sản xuất phù hợp; bảo đảm an toàn tàu thuyền và các hoạt động trên biển.

Các đơn vị chức năng khẩn trương rà soát các khu dân cư ven biển, vùng trũng, ngập lụt sẵn sàng phương tiện, lực lượng sơ tán khi có lệnh, chuẩn bị tốt theo phương châm "4 tại chỗ" để ứng phó với các tình huống, sự cố có thể xảy ra. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, thị xã, thành phố duy trì lực lượng để theo dõi, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho UBND các cấp phương án phòng tránh, ứng phó phù hợp.

vna_potal_binh_thuan_chu_dong_ung_pho_bao_so_6_7671005.jpg
Tàu thuyền neo đậu tránh trú bão trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Đây là cơn bão được dự báo có cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp, hướng di chuyển, cấp độ gió có thể còn thay đổi do tác động của nhiều hình thế thời tiết trên biển. Do đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đề nghị các địa phương, sở, ngành, đơn vị tăng cường cập nhật thông tin, theo dõi sát diễn biến của bão số 6, chỉ đạo, hướng dẫn công tác chằng, chống nhà cửa, chặt tỉa cây xanh…

Các đơn vị thủy lợi kiểm tra việc vận hành hồ chứa nước an toàn, chủ động điều tiết nước qua tràn, hạ thấp mực nước hồ theo quy trình vận hành hồ chứa; bảo đảm an toàn hồ, đập, kè, công trình thủy lợi. Đơn vị vũ trang và các đơn vị xung kích ứng cứu của tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, vật tư, lực lượng hỗ trợ các địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.

Đoàn Hữu Trung - Nguyễn Thanh

Có thể bạn quan tâm

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.