Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu đang thực hiện dự án “Giải cứu Sao La khỏi bờ tuyệt chủng”. Dự án nhằm tìm kiếm sự tồn tại của loài thú quý cực kỳ quý hiếm này và lên kế hoạch bảo tồn nếu phát hiện được.
Năm ổ cá sấu Xiêm gần như tuyệt chủng đã được phát hiện ở Công viên Quốc gia Cardamom của Campuchia, làm dấy lên hy vọng về nỗ lực bảo tồn loài động vật từng được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên. Đây là số lượng ổ cá sấu lớn nhất từng được tìm thấy trong hơn 20 năm qua. Thông tin trên do tổ chức bảo tồn động thực vật mang tên Fauna & Flora International – Chương trình Campuchia công bố ngày 18/7.
Từ cuối những năm 1600, khi khái niệm tiến hóa và tuyệt chủng chưa tồn tại, những mảnh xương hóa thạch khổng lồ được phát hiện ở các mỏ đá phiến tại Oxfordshire của Anh đã khiến con người bối rối đi tìm lời giải.
Một nghiên cứu mới, được đăng tải ngày 20/9 trên tạp chí "Plants, People, Planet", cảnh báo hầu hết các giống của loài hoa Rafflesia lớn nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trước đó, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp một trong các giống của loài hoa này vào cấp độ "cực kỳ nguy cấp".
Một nghiên cứu quốc tế mới đây về hàng trăm rạn san hô trên khắp thế giới đã phát hiện ra rằng việc đánh bắt quá mức và tràn lan đang khiến cá mập sống tại các rạn san hô bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, cá mập sống tại các rạn san hô ở Australia đang phát triển tốt hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Hơn 20% số loài bò sát trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó bao gồm hơn một nửa số loài rùa và cá sấu. Đây là cảnh báo của các nhà nghiên cứu đưa ra trong báo cáo đầu tiên về các loài sinh vật máu lạnh được thực hiện trên quy mô toàn cầu.
Một loài cỏ biển trước nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển bang New South Wales (NSW) của Australia đã được các nhà khoa học biển và nhóm tình nguyện viên bảo vệ môi trường mang tên Storm Squad phục hồi thành công.
Ít nhất 469 loài chim đã bị tuyệt chủng trong vòng 50.000 năm qua, chủ yếu là do sự tác động của con người. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Tel Aviv và Viện Khoa học Weizmann thực hiện và được công bố trên tạp chí Journal of Biogeography số ra ngày 10/8.
Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến môi trường sống của loài gấu trắng Bắc cực, đẩy loài động vật ăn thịt này vào nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 80 năm tới. Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu công bố ngày 20/7 trên tạp chí Nature Climate Change.
Mới đây, một giống hoa "mất tích" trong nhiều thập kỷ và bị cho là đã tuyệt chủng vừa được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện tại vùng đồi núi phía Tây Nam Trung Quốc.
Một con rùa cái trưởng thành thuộc loài "Chelonoidis phantastica" mới đây đã được tìm thấy trên đảo Fernandina, thuộc quần đảo Galapagos của Ecuador. Trong khi đó, các chuyên gia đã nghĩ rằng loài này bị tuyệt chủng từ hơn một thế kỷ.
Loài tê giác trắng Bắc Phi đang trên bờ tuyệt chủng, với chỉ ba cá thể còn lại trên hành tinh này. Không còn nhiều hy vọng cho chúng sống sót một cách tự nhiên. Nhưng một nhóm các nhà khoa học tin rằng, vẫn có thể bảo tồn được loài này nhờ việc sử dụng những thông tin di truyền được lưu trữ để tạo ra một đàn mới.
Ngày 30/4, tại công viên Tứ Tượng, thành phố Huế, lần đầu tiên Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) - Việt Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế tổ chức triển lãm về sao la. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hưởng ứng Festival Huế 2016 và hướng tới kỷ niệm Ngày Sao la quốc tế đầu tiên được tổ chức vào ngày 9/7 trong năm nay. Triển lãm thu hút đông đảo người dân đến tham gia.