Ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay sau khi kết thúc đợt 1 xét tuyển, nhưng cũng có không ít ngành, trường, đặc biệt trường ngoài công lập vẫn phải xét tuyển bổ sung.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 10/9, Bộ tiếp tục mở hệ thống thanh toán lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến đến 17 giờ ngày 13/9/2022. Các thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông lưu ý hoàn thành trách nhiệm thanh toán lệ phí tuyển sinh theo quy định.
Theo hướng dẫn tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh trong cả nước thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học đối với tất cả phương thức xét tuyển theo hình thức trực tuyến, trên hệ thống của Bộ hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó dự kiến sẽ điều chỉnh kỹ thuật lọc ảo để tuyển sinh, một số chuyên gia cũng như đại diện cơ sở đào tạo vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy đã trao đổi với báo chí một số nội dung để làm rõ hơn vấn đề này.
Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 vừa được công bố, liên quan đến các phương thức tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng, xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
Thông tin về những điểm mới trong công tác tuyển sinh Đại học năm 2022, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Quy chế tuyển sinh Đại học ổn định như các năm qua, nếu có điều chỉnh, chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật để giảm thiểu những khó khăn, vướng mắc đối với thí sinh.
Đến thời điểm này, đa số cơ sở giáo dục đại học đã thông báo các phương thức tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022. Theo thống kê, năm nay có khoảng 15 phương thức tuyển sinh và hầu hết các trường sử dụng từ 2 phương thức xét tuyển trở lên. Tuy nhiên, 3 phương thức xét tuyển chủ đạo được đa số các cơ sở giáo dục đại học sử dụng gồm: Xét tuyển bằng kết quả học tập bậc Trung học Phổ thông (học bạ); xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 và xét tuyển bằng kỳ thi riêng hoặc xét tuyển kết hợp.
Sau khi một số trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2022, nhiều học sinh bày tỏ lo lắng về việc giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác như thi đánh giá năng lực, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… Bởi học sinh lớp 12 năm nay đã phải trải qua 2 năm học với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi một số nội dung nhằm làm rõ hơn các phương thức tuyển sinh năm 2022.
Sáng 17/12, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội nghị khai thác sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông phục vụ tuyển sinh đại học. Hội nghị có sự tham gia của gần 50 cơ sở giáo dục đại học, gồm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 3 Đại học Vùng, Cục Nhà trường - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và một số trường đại học khu vực phía Bắc đến Đà Nẵng.