Túi đựng cơm được đan bằng sợi cây nát có hình dáng trụ tròn, miệng nhỏ, thân phình về phần đáy; đáy hơi lồi và đan theo kiểu hình xương cá.
Để làm ra được một chiếc túi phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên người thợ vào rừng tìm những sợi cây nát cắt mang về phơi khô (thời gian khoảng 10 đến 15 ngày) đến khi chuyển thành màu vàng.
Sau đó, người thợ chọn những sợi già, dài, suôn thẳng, không bị sâu và mối mọt đem trần hoặc đập nhẹ cho sợi dẹp mỏng. Thời gian để hoàn thành một chiếc túi tùy thuộc vào kỹ năng của người thợ, song thường túi nhỏ đan từ 3 đến 4 ngày, còn túi lớn hơn thì đan mất nhiều thời gian hơn.
Để làm ra được một chiếc túi phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên người thợ vào rừng tìm những sợi cây nát cắt mang về phơi khô (thời gian khoảng 10 đến 15 ngày) đến khi chuyển thành màu vàng.
Sau đó, người thợ chọn những sợi già, dài, suôn thẳng, không bị sâu và mối mọt đem trần hoặc đập nhẹ cho sợi dẹp mỏng. Thời gian để hoàn thành một chiếc túi tùy thuộc vào kỹ năng của người thợ, song thường túi nhỏ đan từ 3 đến 4 ngày, còn túi lớn hơn thì đan mất nhiều thời gian hơn.
Túi đựng cơm của người M'nông |
Túi có kích thước và công dụng khác nhau. Tùy theo kích cỡ mà người ta chia cho các thành viên trong gia đình, người nhỏ tuổi thì dùng túi nhỏ, còn người lớn tuổi hơn thì dùng túi lớn hơn hoặc theo khả năng sức ăn cơm nhiều hay ít của từng người. Những túi có hoa đẹp và cầu kì thì dành cho người lớn tuổi hoặc dùng đựng cơm tế lễ; còn túi có ít hoa văn hay hoa văn đơn giản thì dùng cho người trẻ và trung tuổi; túi không có hoa văn thì dùng cho trẻ nhỏ.
Túi có tác dụng giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng. Sau khi ăn hết phần cơm trong túi, người dùng mang ra giặt và phơi khô hoặc treo trên gác bếp lần sau sử dụng.
Ngoài công dụng đựng cơm đem đi nương rẫy cho các thành viên trong gia đình, túi dùng để đựng cơm cúng lễ mừng thọ cho ông (bà) hay đựng cơm cúng cho người mới chết,… Nhìn vào số lượng túi để ở trong góc bếp hay trong chiếc gùi của gia chủ, thì người khách có thể đoán được gia đình đó có bao nhiêu thành viên.
Túi đựng cơm cũng được coi là một tài sản dùng để làm của hồi môn chia cho con cái khi lập gia đình (cả trai và gái), với mong muốn của cha mẹ dành cho con cái luôn có cơm no, áo ấm, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và con cháu học hành giỏi giang.
Túi đựng cơm được người M’nông coi là vật linh thiêng. Tất cả các túi sau khi được làm hoàn thành, trao đổi hoặc mua đều phải tiến hành nghi thức cúng thần bếp. Lễ vật cúng thường là một chóe rượu cần nhỏ và một con gà trống tơ cùng với các túi đều được đựng cơm. Người lớn tuổi nhất trong gia đình được chọn làm người tiến hành nghi lễ và cắt tiết gà, lấy huyết bôi lên miệng những túi đựng cơm mời thần linh trông giữ túi cơm để người sử dụng luôn được cơm ngon không bị hư hỏng, người ăn không bị bệnh tật.
Túi có tác dụng giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng. Sau khi ăn hết phần cơm trong túi, người dùng mang ra giặt và phơi khô hoặc treo trên gác bếp lần sau sử dụng.
Ngoài công dụng đựng cơm đem đi nương rẫy cho các thành viên trong gia đình, túi dùng để đựng cơm cúng lễ mừng thọ cho ông (bà) hay đựng cơm cúng cho người mới chết,… Nhìn vào số lượng túi để ở trong góc bếp hay trong chiếc gùi của gia chủ, thì người khách có thể đoán được gia đình đó có bao nhiêu thành viên.
Túi đựng cơm cũng được coi là một tài sản dùng để làm của hồi môn chia cho con cái khi lập gia đình (cả trai và gái), với mong muốn của cha mẹ dành cho con cái luôn có cơm no, áo ấm, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và con cháu học hành giỏi giang.
Túi đựng cơm được người M’nông coi là vật linh thiêng. Tất cả các túi sau khi được làm hoàn thành, trao đổi hoặc mua đều phải tiến hành nghi thức cúng thần bếp. Lễ vật cúng thường là một chóe rượu cần nhỏ và một con gà trống tơ cùng với các túi đều được đựng cơm. Người lớn tuổi nhất trong gia đình được chọn làm người tiến hành nghi lễ và cắt tiết gà, lấy huyết bôi lên miệng những túi đựng cơm mời thần linh trông giữ túi cơm để người sử dụng luôn được cơm ngon không bị hư hỏng, người ăn không bị bệnh tật.
Theo baodaknong.org.vn