Đến với lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù năm nay, các nghệ nhân, ca nương và kép đàn được các Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thúy Hòa, Nguyễn Văn Khuê của Giáo phường Ca trù Thái Hà (thành phố Hà Nội) trực tiếp truyền dạy. Các nghệ nhân Quảng Bình sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao; tạo điều kiện nâng cao kỹ năng nghệ thuật đàn và hát ca trù. Đây còn là dịp để các nghệ nhân, ca nương, kép đàn giao lưu, học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghệ thuật trình diễn đàn và hát ca trù.
Ông Trần Vũ Khiêm - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, việc tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù trên địa bàn tỉnh là một trong những hoạt động, giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật đàn hát ca trù. Bởi đây là một trong những loại hình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Nét mới của lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù lần này là Sở đã mời những nghệ nhân chuyên nghiệp, nổi tiếng, am tường và có kiến thức, kỹ năng sâu rộng về loại hình ca trù đến truyền dạy. Thời gian tới, Sở tiếp tục tăng cường phối hợp cùng với các địa phương trong tỉnh duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt đồng phục hồi, bảo tồn và phát huy những di sản quý của dân tộc. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng phát hiện, đào tạo, truyền dạy, bồi dưỡng cho lớp ca nương, kép đàn trẻ tuổi tại địa phương một cách nghiêm túc và bài bản.
Quảng Bình là vùng đất có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như hò khoan Lệ Thủy, hát ru Cảnh Dương, hò thuốc cá Minh Hóa…, trong đó nổi bật là loại hình hát ca trù. Ca trù du nhập vào Quảng Bình khoảng 300 năm trước, chủ yếu do những nghệ nhân, nông dân từ miền Bắc vào khai khẩn đất hoang, lập nghiệp nơi đây. Quảng Bình hiện vẫn còn lưu giữ hàng chục điệu hát ca trù cổ, trong đó các hình thức hát thờ trong ca trù vẫn được các nghệ nhân và người dân địa phương bảo tồn nguyên vẹn và đậm nét. Thị xã Ba Đồn và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch là những địa phương vẫn còn lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Ông Trần Vũ Khiêm - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, việc tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù trên địa bàn tỉnh là một trong những hoạt động, giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật đàn hát ca trù. Bởi đây là một trong những loại hình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Nét mới của lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù lần này là Sở đã mời những nghệ nhân chuyên nghiệp, nổi tiếng, am tường và có kiến thức, kỹ năng sâu rộng về loại hình ca trù đến truyền dạy. Thời gian tới, Sở tiếp tục tăng cường phối hợp cùng với các địa phương trong tỉnh duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt đồng phục hồi, bảo tồn và phát huy những di sản quý của dân tộc. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng phát hiện, đào tạo, truyền dạy, bồi dưỡng cho lớp ca nương, kép đàn trẻ tuổi tại địa phương một cách nghiêm túc và bài bản.
Quảng Bình là vùng đất có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như hò khoan Lệ Thủy, hát ru Cảnh Dương, hò thuốc cá Minh Hóa…, trong đó nổi bật là loại hình hát ca trù. Ca trù du nhập vào Quảng Bình khoảng 300 năm trước, chủ yếu do những nghệ nhân, nông dân từ miền Bắc vào khai khẩn đất hoang, lập nghiệp nơi đây. Quảng Bình hiện vẫn còn lưu giữ hàng chục điệu hát ca trù cổ, trong đó các hình thức hát thờ trong ca trù vẫn được các nghệ nhân và người dân địa phương bảo tồn nguyên vẹn và đậm nét. Thị xã Ba Đồn và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch là những địa phương vẫn còn lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Võ Dung
TTXVN