Ngày 6/4, tại Hà Nội, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) tổ chức buổi Tọa đàm và ra mắt sách “Ả đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” của tác giả, nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền. Cuốn sách đi sâu vào các khía cạnh lịch sử không gian văn hóa và hệ âm luật của loại hình nghệ thuật cổ truyền Ả đào (Ca trù).
Từ khi ca trù được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Hà Nội luôn nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật ca trù. Với sự phát triển của các giáo phường, câu lạc bộ, nhất là với việc đào tạo thế hệ trẻ, ca trù trên địa bàn Thủ đô đang từng bước hồi sinh. Tuy nhiên, để từng bước đưa ca trù thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp, việc gìn giữ, trao truyền, hun đúc tình yêu ca trù cho thế hệ trẻ cần được quan tâm nhiều hơn.
Nhân kỷ niệm 10 năm dân ca quan họ, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 20/8, tại thành phố Bắc Giang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy dân ca quan họ, ca trù trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" với sự tham gia của đông đảo Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân quan họ, ca trù.
Ca trù vốn dĩ là một loại hình nghệ thuật "bác học", với lời ca “trong như tiếng hạc bay qua” cùng nhịp phách nói hộ nỗi lòng đã làm thổn thức không biết bao nhiêu “tao nhân, mặc khách”. Thế nhưng, cơ chế chính sách không đủ giữ chân nghệ nhân, vì gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” nhiều ca nương đã phải rời bỏ chiếu hát đi kiếm kế mưu sinh khác. Ca trù trên quê hương cụ Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang loay hoay để giữ gìn và bảo tồn di sản này.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng đàn, hát ca trù cho các ca nương, kép đàn và người đam mê ca trù. Lớp học diễn ra từ ngày 21 đến 25/5 với sự tham gia của hơn 40 nghệ nhân, ca nương, kép đàn đến từ các câu lạc bộ ca trù trên địa bàn toàn tỉnh cùng các diễn viên Đoàn Nghệ thuật truyền thống và Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Bình.
Việc phát hiện, nuôi dưỡng thế hệ kế cận là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với công tác bảo tồn giá trị di sản văn hóa ca trù. Những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã có những thành công bước đầu với việc đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích lớp trẻ đến với môn nghệ thuật cổ này.
Ca trù hay còn gọi là ả đào, cô đầu… loại di sản độc đáo của cha ông, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc. Cùng với sự phát triển của xã hội, không gian dành cho ca trù ngày càng thu hẹp, hiện nay chủ yếu là ca quán (hát chơi). Trình thức Hát Cửa đình được coi là gốc gác của ca trù gần như thất truyền do không còn người thực hành.
Làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù.
Ngày 22/10/2015, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ca trù Hà Nội” với sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều câu lạc bộ ca trù trên địa bàn Hà Nội.