Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh) đã tham gia chuỗi sản xuất na theo quy trình VietGAP của Công ty cổ phần Natani (Natani), thu nhập nhờ vậy ổn định hơn trước rất nhiều.
Từ lâu, quả na Bà Đen được nhiều du khách biết đến khi đến tham quan, du lịch tại núi Bà Đen Tây Ninh, cũng như tại các hội chợ thương mại trong nước, bởi nổi tiếng với quả to, thịt dai, có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng không phải nơi nào cũng có được.
Vài năm qua, người dân xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ cây na dai. Cây na dai trước đây được bà con xã Bồ Lý đưa vào trồng ở ruộng, vườn, sau khi theo dõi thấy cây trồng này thích nghi người dân đã tiến hành trồng tập trung không những ở ruộng, vườn của gia đình mà còn mở rộng ra các khu đất chân đồi, chân núi.
Cây na là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã có cuộc sống khấm khá. Nhằm khai thác tiềm năng của cây na, thời gian qua, người dân và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao giá trị, phát triển thương hiệu na dai Lục Nam là một loại cây ăn quả đặc sản của Bắc Giang.
Tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cây na được người dân trồng chủ yếu trên vùng núi đá với diện tích hơn 1.550 ha. Xác định là cây thế mạnh, những năm qua, nông dân và chính quyền các cấp trong vùng trồng na đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đẩy mạnh thâm canh, rải vụ, sản xuất na theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất na an toàn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm... giúp thương hiệu na Chi Lăng không ngừng vươn xa.
Để cho cây na sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, ngoài chế độ chăm sóc (tưới nước, bón phân…) thì công tác phòng trừ sâu bệnh hại na có tính chất quyết định.