Hơn 15 năm bén rễ trên vùng đất biên giới Lai Châu, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong phát triển kinh tế địa phương. Song song với việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, các công ty cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn quan tâm chú trọng đảm bảo quyền lợi cho người dân góp đất. Qua đó, giúp bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cao su, là cây trồng chủ lực ở vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên – Huế, giúp bà con nơi đây phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, cơn bão số 5 đã làm hơn 860 hecta cao su trên địa bàn tỉnh bị gãy đổ, khiến nhiều người trồng cao su trắng tay. Hiện nay, chính quyền địa phương các cấp đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ để chung tay gỡ khó cho bà con nông dân.
Tỉnh Quảng Trị đang thực hiện chuyển đổi diện tích trồng cao su ở vùng ven biển sang trồng các loại cây trồng khác để giảm thiệt hại khi có gió bão; đồng thời giữ ổn định diện tích trồng cao su ở các vùng phía Tây xa bờ biển.
Ngày 6/9, đánh dấu 40 năm hình thành và phát triển Công ty Trách nhiệm hữu hạn- Một thành viên cao su Phú Riềng tại tỉnh Bình Phước, là đơn vị xứng danh “ Phú Riềng đỏ” anh hùng.