Chỉ sau 2 năm trồng thử nghiệm dưới tán rừng phòng hộ tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, những trái sa nhâm tím đã bắt đầu ra hoa và cho trái. Và, sau khoảng gần 1 tháng nữa, những trái sa nhân tím này sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Đây là loại cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao.
Gia đình ông Tòng Văn Tấn ở bản Mới, xã Nậm Lạnh, không dấu nổi niềm vui, khi 1ha vườn cây sa nhân tím đã bắt đầu ra hoa và cho trái. Sự lo lắng khi mới bắt đầu trồng đã không còn nữa, thay vào đó là niềm vui khi công sức lao động bỏ ra đã cho thành quả. "Trồng cây sa nhân tím không vất vả lắm, dễ trồng. Trồng cây nào, sống cây đó và phát triển rất nhanh. Qua trồng 2 năm, bây giờ đã ra trái, gia đình thấy rất vui" - ông Tòng Văn Tấn phấn khởi chia sẻ.
Còn gia đình ông Tòng Văn Thịnh ở bản Lạnh Bánh, xã Nậm Lạnh khi biết huyện Sốp Cộp có dự án trồng thử nghiệm cây sa nhân tím dưới tán rừng đã mạnh dạn đăng ký và vận động thêm 4 hộ trong bản cùng tham gia trồng 2ha. Hiện nay, tất cả diện tích của các hộ tham gia trồng thử nghiệm cây sa nhân tím đều đã ra hoa và cho trái đầu tiên.
Ông Tòng Văn Thịnh bộc bạch: "Năm 2016, có chương trình trồng thí nghiệm cây sa nhân tím do huyện và xã đưa lên bản, gia đình tôi trồng 1 ha, bà con cũng đăng ký trồng. Đến nay cây sa nhân tím đã ra trái. Khi mô hình làm đầu tiên đã cho sản phẩm, gia đình nào cũng vui".
Trồng thử nghiệm cây sa nhân tím dưới tán rừng ở xã Nậm Lạnh là mô hình đầu tiên tại huyện Sốp Cộp, được triển khai từ tháng 7/2016, với diện tích 15ha, có 25 hộ tham gia. Các hộ dân ở đây đã được hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và được hưởng lợi 100% khi thu hoạch. Qua đánh giá, số sa nhân tím đã trồng phát triển tốt, hiện đã ra hoa và cho trái bói được khoảng 500kg quả tươi ở vụ đầu tiên.
Theo ông Vì Văn Định, Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh, lúc bắt đầu đưa cây sa nhân tím vào triển khai trồng tại địa phương, bà con nhân dân rất bỡ ngỡ không biết về kỹ thuật trồng cũng như trồng có ra hoa, trái hay không và sẽ tiêu thụ ở đâu. Nhưng sau 2 năm triển khai, đến nay, cây sa nhân tím trồng ở địa phương đã cho sản phẩm.
"Chúng tôi thấy điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương rất hợp với cây sa nhân tím và bà con rất phấn khởi. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chăm sóc theo kỹ thuật chuyên môn; tuyên truyền, định hướng trồng cây sa nhân tím trên địa bàn các bản trong xã" - Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh Vì Văn Định thông tin.
Sa nhân tím là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, ít vốn đầu tư, giá trị kinh tế cao và có khả năng chống xói mòn đất giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện mỗi ki-lô-gam sa nhân tươi được bán với giá 50.000 đồng và sa nhân khô là 500.000 - 600.000 đồng/kg.
Theo tính toán, mỗi ha cây sa nhân trồng dưới tán rừng tự nhiên trong năm đầu tiên sẽ cho thu nhập khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo năng suất sẽ đạt cao hơn. Thông qua việc hưởng lợi từ cây sa nhân tím mang lại, người dân càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.
Để giúp người dân biết cách thu hoạch trái sa nhân tím, UBND huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã Nậm Lạnh và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp tăng cường cử cán bộ hướng dẫn bà con cách thức thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch quả sa nhân để đảm bảo chất lượng, tránh không để ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ông Phùng Văn Mạnh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp cho biết, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp sẽ cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con cách thức thu hoạch. Bởi, cây sa nhân tím ra quả theo chùm. Do vậy, để thu hoạch có hiệu quả phải thường xuyên kiểm tra quả để thu hái nhiều lần trong một vụ và thu hái phải đúng thời điểm, thời kỳ lúc đó mới đảm bảo chất lượng, đưa ra thị trường giá trị kinh tế mới đạt cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp Vũ Văn Quân cho biết, trong thời gian tới địa phương sẽ tổ chức họp, đánh giá và có kế hoạch cụ thể để trồng trên địa bàn xã Nậm Lạnh cũng như các xã trên địa bàn huyện; sẽ trồng ở các vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình phù hợp. Đồng thời, huyện Sốp Cộp sẽ quy hoạch vùng để trồng với diện tích quy mô lớn.
Như vậy, cây sa nhân tím rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng như tập quán canh tác của bà con huyện Sốp Cộp. Cây sinh trưởng tốt, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, phân bón… mà vẫn đem lại nguồn thu ổn định cho người dân.
Người dân Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La) trồng thử nghiệm cây sa nhân tím dưới tán rừng. Ảnh: TTXVN phát |
Gia đình ông Tòng Văn Tấn ở bản Mới, xã Nậm Lạnh, không dấu nổi niềm vui, khi 1ha vườn cây sa nhân tím đã bắt đầu ra hoa và cho trái. Sự lo lắng khi mới bắt đầu trồng đã không còn nữa, thay vào đó là niềm vui khi công sức lao động bỏ ra đã cho thành quả. "Trồng cây sa nhân tím không vất vả lắm, dễ trồng. Trồng cây nào, sống cây đó và phát triển rất nhanh. Qua trồng 2 năm, bây giờ đã ra trái, gia đình thấy rất vui" - ông Tòng Văn Tấn phấn khởi chia sẻ.
Còn gia đình ông Tòng Văn Thịnh ở bản Lạnh Bánh, xã Nậm Lạnh khi biết huyện Sốp Cộp có dự án trồng thử nghiệm cây sa nhân tím dưới tán rừng đã mạnh dạn đăng ký và vận động thêm 4 hộ trong bản cùng tham gia trồng 2ha. Hiện nay, tất cả diện tích của các hộ tham gia trồng thử nghiệm cây sa nhân tím đều đã ra hoa và cho trái đầu tiên.
Ông Tòng Văn Thịnh bộc bạch: "Năm 2016, có chương trình trồng thí nghiệm cây sa nhân tím do huyện và xã đưa lên bản, gia đình tôi trồng 1 ha, bà con cũng đăng ký trồng. Đến nay cây sa nhân tím đã ra trái. Khi mô hình làm đầu tiên đã cho sản phẩm, gia đình nào cũng vui".
Trồng thử nghiệm cây sa nhân tím dưới tán rừng ở xã Nậm Lạnh là mô hình đầu tiên tại huyện Sốp Cộp, được triển khai từ tháng 7/2016, với diện tích 15ha, có 25 hộ tham gia. Các hộ dân ở đây đã được hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và được hưởng lợi 100% khi thu hoạch. Qua đánh giá, số sa nhân tím đã trồng phát triển tốt, hiện đã ra hoa và cho trái bói được khoảng 500kg quả tươi ở vụ đầu tiên.
Theo ông Vì Văn Định, Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh, lúc bắt đầu đưa cây sa nhân tím vào triển khai trồng tại địa phương, bà con nhân dân rất bỡ ngỡ không biết về kỹ thuật trồng cũng như trồng có ra hoa, trái hay không và sẽ tiêu thụ ở đâu. Nhưng sau 2 năm triển khai, đến nay, cây sa nhân tím trồng ở địa phương đã cho sản phẩm.
"Chúng tôi thấy điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương rất hợp với cây sa nhân tím và bà con rất phấn khởi. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chăm sóc theo kỹ thuật chuyên môn; tuyên truyền, định hướng trồng cây sa nhân tím trên địa bàn các bản trong xã" - Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh Vì Văn Định thông tin.
Cây sa nhân tím trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La). Ảnh: TTXVN phát |
Sa nhân tím là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, ít vốn đầu tư, giá trị kinh tế cao và có khả năng chống xói mòn đất giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện mỗi ki-lô-gam sa nhân tươi được bán với giá 50.000 đồng và sa nhân khô là 500.000 - 600.000 đồng/kg.
Theo tính toán, mỗi ha cây sa nhân trồng dưới tán rừng tự nhiên trong năm đầu tiên sẽ cho thu nhập khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo năng suất sẽ đạt cao hơn. Thông qua việc hưởng lợi từ cây sa nhân tím mang lại, người dân càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.
Để giúp người dân biết cách thu hoạch trái sa nhân tím, UBND huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã Nậm Lạnh và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp tăng cường cử cán bộ hướng dẫn bà con cách thức thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch quả sa nhân để đảm bảo chất lượng, tránh không để ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ông Phùng Văn Mạnh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp cho biết, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp sẽ cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con cách thức thu hoạch. Bởi, cây sa nhân tím ra quả theo chùm. Do vậy, để thu hoạch có hiệu quả phải thường xuyên kiểm tra quả để thu hái nhiều lần trong một vụ và thu hái phải đúng thời điểm, thời kỳ lúc đó mới đảm bảo chất lượng, đưa ra thị trường giá trị kinh tế mới đạt cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp Vũ Văn Quân cho biết, trong thời gian tới địa phương sẽ tổ chức họp, đánh giá và có kế hoạch cụ thể để trồng trên địa bàn xã Nậm Lạnh cũng như các xã trên địa bàn huyện; sẽ trồng ở các vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình phù hợp. Đồng thời, huyện Sốp Cộp sẽ quy hoạch vùng để trồng với diện tích quy mô lớn.
Như vậy, cây sa nhân tím rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng như tập quán canh tác của bà con huyện Sốp Cộp. Cây sinh trưởng tốt, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, phân bón… mà vẫn đem lại nguồn thu ổn định cho người dân.
Nguyễn Cường - Lò An