Theo Tiến sỹ, bác sỹ Trương Thị Ngọc Lan, Trưởng phòng Đào tạo – Nghiên cứu – Chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh: Kỹ thuật điều trị hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não kết hợp phương pháp không dùng thuốc như điện châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp - ấn huyệt, châm cứu. Đồng thời, trẻ tự kỷ cũng được các bác sỹ có kỹ năng sư phạm, ngữ âm trị liệu và chuyên gia tâm thần điều trị, hướng dẫn theo đúng phác đồ điều trị mà Bệnh viện Châm cứu Trung ương chuyển giao.
Để có thể triển khai kỹ thuật này, cách đây 3 năm, Viện Y dược học dân tộc Thành phố đã cử các bác sỹ, nhân viên bệnh viện đi học tập với mong muốn tạo thêm cơ hội cho trẻ tự kỷ ở khu vực phía Nam được tiếp cận thêm một phương pháp điều trị mới.
“Sau khi hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật, chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào danh mục được Bảo hiểm y tế thanh toán nhằm giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân do quá trình điều trị này tương đối lâu dài và tốn kém”, Tiến sỹ, bác sỹ Trương Thị Ngọc Lan cho hay.
Bác sỹ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng khoa Tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Bệnh lý tự kỷ là một bệnh tâm thể, khi tâm lý trẻ có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến hành vi như nói nhiều, tăng động, bứt rứt, ăn uống khó khăn, giấc ngủ kém hơn…
Thông qua việc tác động vào các huyệt vị bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, cấy chỉ, châm cứu giúp điều trị thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, bổ ích ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương… Khi cơ thể cân bằng âm dương thì sức khỏe sẽ tốt hơn, mọi bệnh tật sẽ tự động bị đẩy lùi, trong đó có chứng tự kỷ.
Từ năm 2012, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã thành lập khoa điều trị chăm sóc cho trẻ tự kỷ, hiện trung bình mỗi ngày điều trị cho khoảng 80-90 trẻ. Ngoài các biện pháp thủy châm, điện châm, cấy chỉ, châm cứu, trẻ cũng được dạy kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, chấn chỉnh hành vi.
Đến nay, hiệu quả của điều trị bằng y học cổ truyền được xác nhận có đến 60% trẻ tự kỷ được điều trị có thể hòa nhập với cuộc sống, trong đó có khoảng 20% trẻ đi học bình thường. Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Quốc Văn khuyến cáo, phương pháp này có hiệu quả cao nhất đối với trẻ dưới 3 tuổi, đây là thời gian vàng để điều trị cho trẻ tự kỷ. Đối với trẻ trên 6 tuổi, tỷ lệ hòa nhập, đi học đạt rất thấp. Do vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi phát hiện các biểu hiện tự kỷ ở trẻ để có thể can thiệp kịp thời./.
Thời gian qua, võ sư Lê Hoàng Mai (quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) đã mở nhiều lớp dạy võ miễn phí cho trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ, trẻ bị hội chứng down..., góp phần giúp các em hòa nhập cộng đồng, rèn luyện sức khỏe và tự vệ. Việc Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh triển khai liệu pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng y học cổ truyền mở ra hướng điều trị mới, giúp trẻ tự kỷ có thêm cơ hội chữa trị, hòa nhập với cuộc sống . Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Để có thể triển khai kỹ thuật này, cách đây 3 năm, Viện Y dược học dân tộc Thành phố đã cử các bác sỹ, nhân viên bệnh viện đi học tập với mong muốn tạo thêm cơ hội cho trẻ tự kỷ ở khu vực phía Nam được tiếp cận thêm một phương pháp điều trị mới.
“Sau khi hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật, chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào danh mục được Bảo hiểm y tế thanh toán nhằm giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân do quá trình điều trị này tương đối lâu dài và tốn kém”, Tiến sỹ, bác sỹ Trương Thị Ngọc Lan cho hay.
Bác sỹ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng khoa Tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Bệnh lý tự kỷ là một bệnh tâm thể, khi tâm lý trẻ có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến hành vi như nói nhiều, tăng động, bứt rứt, ăn uống khó khăn, giấc ngủ kém hơn…
Thông qua việc tác động vào các huyệt vị bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, cấy chỉ, châm cứu giúp điều trị thanh nhiệt, tỉnh thần, khai khiếu, bổ ích ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương… Khi cơ thể cân bằng âm dương thì sức khỏe sẽ tốt hơn, mọi bệnh tật sẽ tự động bị đẩy lùi, trong đó có chứng tự kỷ.
Bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương chuyên bác sĩ Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh kỹ thuật thủy châm cho trẻ bệnh tự kỷ và thiểu năng não. Ảnh: Phương Vy-TTXVN |
Từ năm 2012, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã thành lập khoa điều trị chăm sóc cho trẻ tự kỷ, hiện trung bình mỗi ngày điều trị cho khoảng 80-90 trẻ. Ngoài các biện pháp thủy châm, điện châm, cấy chỉ, châm cứu, trẻ cũng được dạy kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, chấn chỉnh hành vi.
Đến nay, hiệu quả của điều trị bằng y học cổ truyền được xác nhận có đến 60% trẻ tự kỷ được điều trị có thể hòa nhập với cuộc sống, trong đó có khoảng 20% trẻ đi học bình thường. Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Quốc Văn khuyến cáo, phương pháp này có hiệu quả cao nhất đối với trẻ dưới 3 tuổi, đây là thời gian vàng để điều trị cho trẻ tự kỷ. Đối với trẻ trên 6 tuổi, tỷ lệ hòa nhập, đi học đạt rất thấp. Do vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi phát hiện các biểu hiện tự kỷ ở trẻ để có thể can thiệp kịp thời./.