Từ đầu năm 2020 đến nay, tại Bình Dương dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 3 hộ chăn nuôi tại 3 xã của 3 huyện, thị xã với tổng số lợn chết và buộc phải tiêu hủy là 30 con. Hiện có 1 xã đã qua 30 ngày không ghi nhận có phát sinh ổ dịch mới.
Bên cạnh đó, bệnh cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng vào ngày 14/02/2020.
Tổng số gà, vịt đã chết và buộc tiêu hủy là 10.400 con. Hiện đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới và trên toàn tỉnh không phát sinh trường hợp bệnh cúm gia cầm khác. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm không xảy ra.
Về phòng chống dịch cúm gia cầm, tỉnh Bình Dương tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực, tích cực thực hiện các biện pháp khống chế ổ dịch, không để bệnh lây lan trên diện rộng. Đến nay, trên 70 lít hóa chất và trên 200 kg vôi bột để tiêu độc, sát trùng đã được sử dụng tại ổ dịch và tại các xã lân cận. Ngành chức năng đã thực hiện tiêm phòng trên 92% tổng đàn gia cầm tại xã có ổ dịch và trên 16 nghìn liều vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại các xã lân cận.
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3498/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2020.
Theo đó, ước tính đến hết tháng 4/2020 sẽ tiêm phòng được khoảng 30 nghìn liều vắc xin lở mồm long móng và 1,8 triệu liều vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh (chăn nuôi tập trung do các công ty, các trang trại tự tổ chức tiêm phòng).
Riêng trong 2 tháng đầu năm nay, tỉnh đã tiêm phòng được trên 1.655 liều vắc xin lở mồm long móng và trên 780 nghìn liều vắc xin cúm gia cầm.Tỉnh đã bố trí ngân sách mua 4.650 lít hóa chất để thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp giám sát dịch bệnh theo quy định.
UBND các cấp phối hợp với cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn chăn nuôi lợn; chỉ khuyến khích tái đàn chăn nuôi đối với các trại chăn nuôi tập trung theo hình thức trại kín (trại lạnh) và đảm bảo an toàn sinh học.
Theo đó, số liệu tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến tháng 2/2020 là 736.688 con (đàn lợn nái là 32.240 con); trong đó, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ là 36.465 con, chiếm tỷ lệ 4,95% so với tổng đàn và chăn nuôi quy mô trang trại tập trung là 700.223 con, chiếm tỷ lệ 95,05% so với tổng đàn.
Dù tổng đàn lợn tại Bình Dương hiện có giảm khoảng 5,79% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng số lượng lợn chỉ giảm nhiều tại các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Theo đó, chăn nuôi nông hộ giảm 59,97%. Đối với chăn nuôi trang trại tập trung và ở các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng đàn lợn tăng 1,35% và chỉ giảm đàn đối với đàn lợn nái.
Như vậy, đến nay việc tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi đã được tập trung thực hiện tại các công ty chăn nuôi gia công và các trang trại đảm bảo an toàn sinh học, rất ít các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tái đàn, mặc dù dịch bệnh cơ bản đã được khống chế.
Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý nhà nước mà UBND tỉnh Bình Dương và các ngành chức năng đã thực hiện để khống chế dịch tả lợn châu Phi; đồng thời các trang trại và các công ty chăn nuôi đều được tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hướng dẫn, bổ sung các giải pháp tổng thể để phòng chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây sang người.
Tỉnh sẽ kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh trên cả nước cho các địa phương được biết để chủ động có biện pháp ứng phó. Bình Dương cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vắc xin thú y phải có kế hoạch đảm bảo đủ nguồn cung ứng vắc xin cần thiết cho phòng chống dịch bệnh động vật trong thời gian tới.
Tỉnh Bình Dương còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản thay thế Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/06/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019.
Bên cạnh đó, bệnh cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng vào ngày 14/02/2020.
Tổng số gà, vịt đã chết và buộc tiêu hủy là 10.400 con. Hiện đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới và trên toàn tỉnh không phát sinh trường hợp bệnh cúm gia cầm khác. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm không xảy ra.
Về phòng chống dịch cúm gia cầm, tỉnh Bình Dương tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực, tích cực thực hiện các biện pháp khống chế ổ dịch, không để bệnh lây lan trên diện rộng. Đến nay, trên 70 lít hóa chất và trên 200 kg vôi bột để tiêu độc, sát trùng đã được sử dụng tại ổ dịch và tại các xã lân cận. Ngành chức năng đã thực hiện tiêm phòng trên 92% tổng đàn gia cầm tại xã có ổ dịch và trên 16 nghìn liều vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại các xã lân cận.
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3498/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2020.
Theo đó, ước tính đến hết tháng 4/2020 sẽ tiêm phòng được khoảng 30 nghìn liều vắc xin lở mồm long móng và 1,8 triệu liều vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh (chăn nuôi tập trung do các công ty, các trang trại tự tổ chức tiêm phòng).
Riêng trong 2 tháng đầu năm nay, tỉnh đã tiêm phòng được trên 1.655 liều vắc xin lở mồm long móng và trên 780 nghìn liều vắc xin cúm gia cầm.Tỉnh đã bố trí ngân sách mua 4.650 lít hóa chất để thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp giám sát dịch bệnh theo quy định.
UBND các cấp phối hợp với cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn chăn nuôi lợn; chỉ khuyến khích tái đàn chăn nuôi đối với các trại chăn nuôi tập trung theo hình thức trại kín (trại lạnh) và đảm bảo an toàn sinh học.
Theo đó, số liệu tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến tháng 2/2020 là 736.688 con (đàn lợn nái là 32.240 con); trong đó, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ là 36.465 con, chiếm tỷ lệ 4,95% so với tổng đàn và chăn nuôi quy mô trang trại tập trung là 700.223 con, chiếm tỷ lệ 95,05% so với tổng đàn.
Dù tổng đàn lợn tại Bình Dương hiện có giảm khoảng 5,79% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng số lượng lợn chỉ giảm nhiều tại các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Theo đó, chăn nuôi nông hộ giảm 59,97%. Đối với chăn nuôi trang trại tập trung và ở các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng đàn lợn tăng 1,35% và chỉ giảm đàn đối với đàn lợn nái.
Như vậy, đến nay việc tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi đã được tập trung thực hiện tại các công ty chăn nuôi gia công và các trang trại đảm bảo an toàn sinh học, rất ít các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tái đàn, mặc dù dịch bệnh cơ bản đã được khống chế.
Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý nhà nước mà UBND tỉnh Bình Dương và các ngành chức năng đã thực hiện để khống chế dịch tả lợn châu Phi; đồng thời các trang trại và các công ty chăn nuôi đều được tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hướng dẫn, bổ sung các giải pháp tổng thể để phòng chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây sang người.
Tỉnh sẽ kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh trên cả nước cho các địa phương được biết để chủ động có biện pháp ứng phó. Bình Dương cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vắc xin thú y phải có kế hoạch đảm bảo đủ nguồn cung ứng vắc xin cần thiết cho phòng chống dịch bệnh động vật trong thời gian tới.
Tỉnh Bình Dương còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản thay thế Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/06/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019.
Nguyễn Văn Việt