Từ ngày 4-14/2, tại thôn Bung Koong (xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) ghi nhận 12 con trâu, bò chết bất thường. Tiến hành xác minh, ngành chức năng huyện Đăk Glei nghi các gia súc bị chết do nhiễm tụ huyết trùng và đã lấy mẫu đi xét nghiệm.
Những ngày qua, dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò bùng phát mạnh tại xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Chính quyền huyện Mang Yang đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên địa bàn xã để ứng phó.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 500.000 con trâu, bò và hơn 680.000 con lợn. Trước thời tiết rét đậm, rét hại, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm, che chắn chuồng trại, tăng cường bổ sung Vitamin, thức ăn thô xanh, tinh bột, không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp.
Chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh, đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi.
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có Công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.
Ngày 7/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Kon Tum, đến cuối tháng 9/2021, dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò cơ bản đã được khống chế, khi hầu hết các địa phương có dịch đã qua 21 ngày không xuất hiện bệnh. Đặc biệt, ba huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Hà đã công bố hết dịch, các huyện còn lại đang hoàn tất thủ tục để công bố hết dịch viêm da nổi cục.
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa công bố dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp chống, dịch theo quy định tại Điều 27 của Luật Thú y; các chỉ đạo của Trung ương của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở các xã, thị trấn trong toàn tỉnh với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng.
Ngày 24/8, ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y- Thủy sản tỉnh Lâm Đồng cho biết, cơ quan chuyên môn và chính quyền một số địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương triển khai các giải pháp khống chế bệnh dịch viêm da nổi cục lần đầu tiên xuất hiện trên trâu, bò ở Lâm Đồng. Theo đó, Lâm Đồng trở thành tỉnh thứ 49 cả nước xuất hiện dịch bệnh này.
Ngày 11/8, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre Phan Trung Nghĩa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.
Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục tại huyện Krông Nô và Đắk Glong. Hiện ngành chức năng đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp chống dịch.
Sáng 1/6, ông A Mon, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ ngày 11 đến hết ngày 31/5, trên địa bàn xã đã có 69 con trâu, bò bị chết, chính quyền đã vận động người dân tổ chức tiêu hủy. Đáng chú ý, tính từ tháng 4/2021 đến nay, trên địa bàn huyện Đăk Glei đã xảy ra dịch bệnh khiến gần 200 con trâu, bò bị chết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức tiêm phòng khẩn phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Trong hai ngày 25 - 26/12, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang tổ chức tiêm thí điểm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại hai xã Niêm Sơn và Khâu Vai, thuộc huyện Mèo Vạc.
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép tim và phổi dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp.
Những năm gần đây mô hình nuôi trâu thịt đã phát triển ở nhiều địa phương. Để việc nuôi trâu thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật nuôi ở người làm. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đăng bài viết này nhằm giúp bà con nắm rõ phương pháp xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, từ đó xây dựng mô hình thành công và làm giàu từ chăn nuôi trâu.
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép tim và phổi dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp.