Theo đó, 755 lao động nông thôn sẽ được trang bị những kiến thức nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Học viên tham gia chương trình được hỗ trợ chi phí đào tạo, mua tài liệu, nguyên vật liệu học nghề và được hỗ trợ tiền ăn.
Ông Dương Quang Ngọc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh cho biết: Giai đoạn 2015-2017, Trà Vinh đặt mục tiêu hỗ trợ đào tạo cho gần 45.000 lao động; trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ đào tạo hơn 9.400 lao động, số còn lại được đào tạo từ nguồn xã hội hóa thông qua doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất…
Thực hiện Đề án 1956 của tỉnh về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2015 đến nay, các cơ sở trong tỉnh đã đào tạo kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp cho hơn 8.000 lao động và hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp cho gần 3.000 lao động. Trong số này, 76% học viên học nghề nông nghiệp được đánh giá đạt hiệu quả sau đào tạo, các kiến thức được áp dụng vào sản xuất giúp cải thiện năng suất, tăng thu nhập đáng kể và hơn 74% lao động học nghề phi nông nghiệp có việc làm ổn định sau đào tạo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất đã truyền nghề cho hơn 37.000 lượt lao động. Nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả cao, nổi bật là các mô hình dạy nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện Cầu Ngang, Cầu Kè; mô hình dạy nghề trồng rau màu dưới đồng ruộng tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành; mô hình dạy nghề xây dựng và mô hình doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng, kèm cặp nghề, tập nghề cho lao động.
Trà Vinh hiện có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; trong đó 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đăng ký tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của tỉnh.
Ông Dương Quang Ngọc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh cho biết: Giai đoạn 2015-2017, Trà Vinh đặt mục tiêu hỗ trợ đào tạo cho gần 45.000 lao động; trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ đào tạo hơn 9.400 lao động, số còn lại được đào tạo từ nguồn xã hội hóa thông qua doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất…
Thực hiện Đề án 1956 của tỉnh về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2015 đến nay, các cơ sở trong tỉnh đã đào tạo kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp cho hơn 8.000 lao động và hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp cho gần 3.000 lao động. Trong số này, 76% học viên học nghề nông nghiệp được đánh giá đạt hiệu quả sau đào tạo, các kiến thức được áp dụng vào sản xuất giúp cải thiện năng suất, tăng thu nhập đáng kể và hơn 74% lao động học nghề phi nông nghiệp có việc làm ổn định sau đào tạo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất đã truyền nghề cho hơn 37.000 lượt lao động. Nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả cao, nổi bật là các mô hình dạy nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện Cầu Ngang, Cầu Kè; mô hình dạy nghề trồng rau màu dưới đồng ruộng tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành; mô hình dạy nghề xây dựng và mô hình doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng, kèm cặp nghề, tập nghề cho lao động.
Trà Vinh hiện có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; trong đó 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đăng ký tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của tỉnh.
Thanh Hòa