Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo cùng nhau xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” (phiên thứ nhất) đã diễn ra tại Hội trường TPHCM với sự tham dự của 330 đại biểu, thuộc cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang huy động mọi nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh, tránh nguy cơ lây lan trên diện rộng, làm đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Sau hai tuần thực hiện giãn cách xã hội, tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, đặc biệt xuất hiện hàng loạt chuỗi lây nhiễm, điều này cho thấy dịch có thể xâm nhập vào thành phố từ đầu tháng 5 và đã trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm. Đây là nhận định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp ngày 14/6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố với 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội nói chung. Đặc biệt, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 lan rộng khiến nhiều lao động càng thêm chật vật. Trong bối cảnh đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời, góp phần giảm bớt những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết với chủ đề "Đoàn kết phòng, chống dịch COVID-19".
Nhằm kịp thời động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, chiều 13/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố phương án hỗ trợ nhu yếu phẩm cấp thiết và suất ăn phục vụ cho cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị đang bị tạm phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Hai ngày qua, những thông tin liên quan đến các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 là nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến dư luận lo lắng, thậm chí là ngờ vực về hiệu quả của vaccine Astra Zeneca, nhất là khi các trường hợp nhiễm được ghi nhận đã tiêm đủ hai liều vaccine này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người dân cần có cái nhìn đúng và đủ về vaccine phòng COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang căng thẳng như hiện nay.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), từ 18 giờ ngày 12/6 đến 18 giờ ngày 13/6, Thành phố ghi nhận 95 trường hợp nhiễm mới. Trong đó, Bộ Y tế đã công bố 51 trường hợp, còn 44 trường hợp đang chờ công bố.
Trưa 13/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngay khi phát hiện 1 trường hợp nhân viên phòng công nghệ thông tin được sàng lọc qua khai báo y tế có triệu chứng nghi ngờ và làm xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 11/6, bệnh viện đã khẩn trương triển khai các hoạt động sàng lọc truy vết thần tốc và lên phương án cách ly, lấy mẫu cho tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện, ưu tiên khẩn cho các trường hợp có liên quan với ca bệnh đầu tiên.
Sáng 13/6, tại buổi làm việc với UBND quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, quận Gò Vấp cơ bản thực hiện tốt, hiện nay tình hình dịch bệnh không còn khác biệt so với tính hình chung toàn Thành phố. Tuy nhiên lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng lưu ý, quận Gò Vấp vẫn còn vùng trọng điểm cần siết chặt hơn nữa việc cách ly, giãn cách vì càng làm càng kỹ thì thì việc gỡ phong tỏa sẽ an toàn hơn, triệt để hơn.
Trong những ngày qua, cùng với đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chung tay phòng, chống dịch COVID-19, đồng bào có đạo trên địa bàn Thành phố cũng đã có nhiều hoạt động nghĩa tình, hỗ trợ những đối tượng khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần củng cố hình ảnh tốt đẹp về một thành phố “nghĩa tình”.
Tối 12/6, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), từ 1 trường hợp nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã điều tra truy vết, xét nghiệm và phát hiện thêm 22 trường hợp dương tính gồm 7 nhân viên phòng công nghệ thông tin và 15 nhân viên phòng Hành chính Quản trị.
Chiều 12/6, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tỷ Hùng (chuyên nghề may giày ở phường An Lạc, quận Bình Tân) cho hơn 1.700 công nhân tạm ngừng làm việc để các lực lượng chức năng quận Bình Tân và Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2.
Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chiều 12/6, Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi đã chính thức đi vào hoạt động, còn Đơn vị Điều trị COVID-19 của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 13/6 nhằm giảm tải cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố.
Nhằm góp phần đảm bảo đủ lượng máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong hơn một tuần vừa qua, các ban, ngành, đoàn thể của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hiến máu tình nguyện với phương châm “Hiến máu an toàn, chung tay đẩy lùi COVID-19”.
Ngày 12/6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là nhân viên của bệnh viện. Trong 3 trường hợp này có 2 nhân viên công nghệ thông tin, 1 người làm việc tại Phòng Hành chính quản trị - vợ của một nhân viên công nghệ thông tin. Hai vợ chồng cư trú tại huyện Hóc Môn, người còn lại cư trú tại chung cư Ehome 3 ở quận Bình Tân.
Ngành Y tế cần tiếp tục giám sát, điều tra các trường hợp đến khám sàng lọc tại các bệnh viện để truy vết, cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Bên cạnh đó, ngành cần thực hiện xét nghiệm mở rộng, ưu tiên từ các khu vực xuất hiện ca mắc, xét nghiệm theo chuỗi tiếp xúc gần; xét nghiệm toàn bộ cư dân tại khu vực tòa nhà, chung cư có ca mắc. Đây là yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố với 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức ngày 11/6.
Ngày 11/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 26/5 đến nay có 441 trường hợp mắc COVID-19 được công bố liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng.
Tối 10/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), tính từ 18 giờ ngày 9/6 đến 18 giờ 10/6, Thành phố ghi nhận thêm 61 trường hợp mắc COVID-19 (Các trường hợp này đã được Bộ Y tế công bố trong ngày 10/6). Đáng chú ý, trong đó có sự xuất hiện của một chuỗi lây nhiễm mới với 28 ca mắc.
Ngày 10/6, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cùng các ngành chức năng thành phố đã kiểm tra tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân) sau khi phát hiện một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 làm việc ở phân xưởng C, tầng 5.
Những ngày qua, trung bình mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 40 ca mắc COVID-19 mới. Trong số đó, có những ca mắc mới chưa rõ nguồn lây trong cộng đồng và đặc biệt đã xuất hiện nhiều ca bệnh nặng. Đây là thông tin Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngày 10/6.
Trong thời gian phải tạm ngưng biểu diễn, hoạt động, nhằm phòng, chống dịch COVID-19, với niềm đam mê sáng tác, các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu… tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực mang đến công chúng nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng trực tuyến nhằm động viên, lan tỏa tinh thần đoàn kết để chiến thắng dịch bệnh.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 có quy mô, tính chất nghiêm trọng, nhất là tại các khu công nghiệp, nhà máy tập trung đông lao động, buộc nhiều địa phương thực hiện cách ly và giãn cách xã hội. Đây thực sự là mối lo lớn, tác động trực diện đến các doanh nghiệp và đời sống người lao động. Trong bối cảnh đó, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch cũng như tư vấn từ phía chuyên gia giúp nhiều doanh nghiệp khác có thể xây dựng mô hình phòng, chống dịch an toàn, phù hợp.
Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn biến rất phức tạp với hơn 500 ca mắc và dự kiến sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, ngày 9/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển đổi công năng 2 bệnh viện thành bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Sáng 9/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố tổ chức lễ tiếp nhận hơn 99 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19.
Từ ngày 8/6, Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh triển khai kiểm tra toàn diện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp hoạt động trong Khu. Hoạt động này nhằm rà soát, kiểm tra việc thực hiện bộ tiêu chí an toàn tại các doanh nghiệp; qua đó kịp thời nắm bắt tình hình, công tác chuẩn bị, nhất là phương án của doanh nghiệp trong việc ứng phó với từng tình huống dịch COVID-19.
Chiều 8/6, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, địa phương đã ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do suy hô hấp, viêm phổi, suy đa tạng. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh có 2 trường hợp tử vong có liên quan đến dịch COVID-19.
Trước tình trạng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh quá tải do có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, Sở Y tế thành phố và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy để chuyển bệnh nhân sang điều trị tại đây.
Với những giải pháp quyết liệt trên và nỗ lực truy vết, khoang vùng nhanh chóng của ngành y tế, các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tuần triển khai, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có chiều hướng giảm, từng bước khống chế được các chuỗi lây nhiễm lớn.
Ngày 7/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động xét nghiệm trong tình hình mới nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 để thực hiện giám sát, cách ly, điều trị và xử lý dập dịch triệt để.
Ngày 7/6, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch phòng, chống lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp trên địa bàn.