Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cuộc đàm phán về vấn đề Syria có sự tham gia của đại diện Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran được tổ chức tại thủ đô Astana của Kazakhstan đã đặt nền móng cho các cuộc đàm phán về giải quyết cuộc khủng hoảng Syria tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 6 - 11/11/2017, sáng 11/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25, sự kiện quan trọng nhất trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, đã chính thức khai mạc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị.
Các nước phương Tây đã lên tiếng chỉ trích quyết định của Nga công nhận giấy tờ tùy thân và nhiều loại giấy tờ khác do lực lượng đòi độc lập tại các khu vực Lugansk và Donetsk thuộc miền Đông Ukraine cấp.
Ngày 23/12 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chia sẻ một lá thư mà ông nhận được từ Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin), trong đó ông Putin gửi lời chúc mừng Giáng sinh và Năm Mới tới ông Trump, đồng thời bày tỏ hy vọng Mỹ và Nga có thể "có những bước đi thực chất nhằm khôi phục khuôn khổ hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác nhau" sau khi ông Trump nhậm chức vào đầu năm tới.
Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/12 đã thảo luận với Tổng thống Syria Bashar al-Assad về tương lai của quốc gia Trung Đông này.
Ngày 15/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ở thăm Nhật Bản đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe, trong đó bàn về khả năng tiến hành các hoạt động khai thác kinh tế chung trên những đảo tranh chấp.
Ngày 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đọc Thông điệp liên bang hàng năm, trong đó đánh giá tình hình trong nước và xác định đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của Nga trong những năm tới. Đây là thông điệp liên bang thứ 23 trong lịch sử hiện đại nước Nga và là thông điệp thứ 13 của ông Putin.
Ngày 18/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để trao đổi quan điểm về giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria, cũng như thảo luận về chiến dịch giải phóng thành phố Mosul của Iraq khỏi sự chiếm giữ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ngày 5/10 đã kêu gọi nước này cần tăng cường năng lực quốc phòng để duy trì sức mạnh quốc gia trong bối cảnh đang gia tăng các căng thẳng mới với Mỹ.
Ngày 10/8, phát biểu tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine đang "lựa chọn khủng bố thay vì hòa bình" sau khi Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã đập tan hàng loạt âm mưu tấn công vũ trang được cho là của Kiev nhằm vào khu vực Crimea.
Ngày 8/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) đã có cuộc gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Hai nhà lãnh đạo tới Baku để tiến hành hội nghị thượng đỉnh ba bên lần đầu tiên cùng với Tổng thống Azerbaijan
Ngày 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã quyết định tiến hành cải tổ nhân sự tại một loạt khu vực và một số cơ quan liên bang. Ngoài ra, ông Putin còn ký sắc lệnh hợp nhất Crimea (crưm) và Vùng liên bang phía Nam thành Vùng liên bang phía Nam và cách chức Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Nga tại Ukraine ông Mikhail Zurabov (Mi-kha-in Du-ra-bốp).
Rạng sáng 15/7 giờ Hà Nội, tại Điện Kremlin (Moskva), Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Giôn Ke-ri) đang có chuyến công du tới Nga.
Trong cuộc điện đàm ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc O-ba-ma) đã kêu gọi người đồng cấp Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) thực hiện những bước đi hướng tới chấm dứt gia tăng xung đột tại miền Đông Ukraine.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 24/6 đã bày tỏ hy vọng tiếp tục nhận được sự đóng góp từ cả hai đối tác quan trọng là Anh và EU. Động thái trên diễn ra sau khi cử tri Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra một ngày trước đó. Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU của Anh là sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận không chỉ tại Anh mà trên toàn khu vực châu Âu. Tổng thư ký hy vọng rằng EU sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của LHQ trong giải quyết các vấn đề như phát triển, nhân đạo, hòa bình và an ninh, bao gồm cả vấn đề di cư, trong khi trông đợi Vương quốc Anh sẽ tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển.
Ngày 26/5, phát biểu trước thềm chuyến thăm đầu tiên tới Liên minh châu Âu (EU) trong gần một năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố EU sẽ không thể có tầm ảnh hưởng toàn cầu nếu thiếu sự giúp đỡ của Nga.
Ngày 6/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) thăm Nga đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin), với mong muốn thúc đẩy đối thoại giữa hai nước cũng như các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ kéo dài hàng chục năm qua, vốn ngăn cản hai bên ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ngày 30/4 đã ký sắc lệnh sa thải một số quan chức cấp cao thuộc các cơ quan thực thi pháp luật của nước này. Động thái trên được cho là một trong những cuộc cải tổ lớn nhất đối với bộ máy quyền lực của Nga trong những năm gần đây.
Ngày 21/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu) đã có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) tại điện Kremlin (Krem-li). Cuôc hội đàm diễn ra trong bối cảnh ông Netanyahu đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về tuyên bố Cao nguyên Golan sẽ mãi mãi thuộc về Israel.
Ngày 18/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) đã điện đàm về tình hình tại Syria, trong đó hai ông nhất trí sẽ cùng duy trì và củng cố thỏa thuận ngừng bắn tại quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 28/1 tuyên bố muốn gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin liên quan tới việc một máy bay quân sự Nga đang làm nhiệm vụ chống khủng bố ở Syria lại xâm phạm không phận nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Đức “Bild” ngày 11/1, đề cập đến quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế nổi bật, như kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đến quan hệ với Nga, quan hệ Nga-Đức, chống khủng bố v.v.
Các nỗ lực nhằm hạ thấp vai trò của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong giới địa chính trị ngày nay dường như đều thất bại khi nhà lãnh đạo này tiếp tục được các chính trị gia cấp cao trên thế giới ngưỡng mộ.
Tối 31/12 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh)) đã có bài phát biểu nhân dịp Năm mới 2016, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần đoàn kết của người dân Nga và bày tỏ sự sẵn sàng đối mặt với những thách thức hiện nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ngày 28/12 đã ký sắc lệnh bổ sung các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cấm không chỉ các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các công ty do công dân Thổ Nhĩ Kỹ kiểm soát thực hiện các công việc trên lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) cho rằng các nước phương Tây không nên áp đặt những khái niệm về dân chủ của mình lên các nước khác, đồng thời khuyến cáo cần hành động thận trọng trong vấn đề này, nhất là đối với những nước có văn hóa và tôn giáo khác.