Tinh gọn bộ máy: Không thể “xếp hàng xong mới chạy”!

Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” đã yêu cầu đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát.

vna_potal_tong_bi_thu_chu_tri_phien_hop_ve_doi_moi_sap_xep_to_chuc_bo_may_cua_he_thong_chinh_tri_7710810.jpg
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị . Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư gợi cho chúng ta suy nghĩ: Vì sao phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và việc làm này có ý nghĩa ra sao trong việc tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước?

Theo các chuyên gia về tổ chức nhà nước thì phân quyền, phân cấp là hai khái niệm khác nhau dù có liên quan mật thiết đến nhau. Việc lẫn lộn giữa hai khái niệm sẽ dẫn đến tình trạng các quy định về phân cấp, phân quyền rối rắm và khó đi vào cuộc sống.

Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2023 đã xác định: Phân quyền là sự phân định quyền hạn giữa các cấp chính quyền, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương.

Phân quyền không phải là sự chuyển giao quyền lực từ Trung ương xuống cho các cấp chính quyền địa phương để thực hiện, không phải là quyền lực của Trung ương được trao lại cho các cấp địa phương theo quan hệ thứ bậc hành chính giữa cấp trên và cấp dưới.

Quyền hạn giữa các cấp chính quyền được thực hiện bằng luật trên cơ sở tinh thần và quy định của Hiến pháp về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương.

Quyền lực được Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương phân định cho mỗi cấp chính quyền là những quyền độc lập của mỗi cấp, xác lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền mỗi cấp trước nhân dân, trước pháp luật.

Trong phân quyền, không tồn tại thứ bậc hành chính, các cơ quan được phân quyền là các pháp nhân công quyền do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, ngân sách riêng, nguồn lực riêng được tự chủ quyết định các vấn đề thuộc chính quyền địa phương.

Phân cấp là khái niệm gắn liền với quản lý nhà nước, là một phương thức chuyển giao quyền quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới theo quan hệ thứ bậc hành chính. Đây là việc cơ quan cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, cấp trên hỗ trợ, cung cấp điều kiện và phương tiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyền hạn được chuyển giao.

Tuy nhiên, giữa thực tế và lý luận vẫn còn khoảng cách. Đang tồn tại tình trạng quyền lực tập trung nhiều ở các cơ quan trung ương, quyền của các địa phương chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Ngược lại, chính các địa phương chưa “dám” thực hiện một số quyền hạn của mình, chờ đợi sự chỉ đạo của cấp trên hoặc “vừa làm vừa ngước nhìn lên”.

Nhiều vấn đề rõ ràng là thuộc thẩm quyền của các bộ nhưng bộ trưởng không quyết mà “kính chuyển” lên Chính phủ. Nhiều việc nằm trong quyền hạn của địa phương nhưng bí thư, chủ tịch tỉnh nhất quyết phải chờ hỏi ý kiến của Trung ương.

Tình trạng mà Tổng Bí thư chỉ ra – “phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng” – một phần quan trọng là do Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành mới xác định các vấn đề có tính nguyên tắc chung, chưa xác định rõ các nguyên tắc cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền được phân cấp.

Trọng tâm của việc phân quyền được chuyển cho các luật chuyên ngành quy định, trong khi đó các luật chuyên ngành này vẫn chưa phân định rành mạch phạm vi phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương.

Một phần nữa là do tư duy, nhận thức về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương chậm được thay đổi. Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, hiện tại việc phân quyền chưa có gì thay đổi, mới tập trung vào phân cấp và ủy quyền. Việc phân cấp, ủy quyền cũng chỉ mang tính hình thức, thực chất (cấp dưới) vẫn phải hỏi ý kiến, thống nhất ý kiến, thỏa thuận (của cấp trên) trước khi quyết định.

Trong khi đó việc phân cấp, phân quyền hợp lý, rành mạch bảo đảm được tính thống nhất và toàn vẹn của quyền lực nhà nước trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia, bảo đảm quyền kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương. Đồng thời, điều này cũng bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định và giải quyết mọi vấn đề phát triển của địa phương.

Trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là “thời gian không chờ đợi” thì việc phân cấp, phân quyền hợp lý giúp chúng ta tiến nhanh hơn tới mục tiêu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” của toàn bộ hệ thống chính trị.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Còn cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương.

Điều này hoàn toàn tương thích với yêu cầu của Tổng Bí thư trong bài phát biểu tại Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII (ngày 25/11/2024): Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở. Quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và báo cáo Ban chấp hành Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Một ví dụ cụ thể về việc phân cấp, phân quyền rành mạch gắn với tinh thần “cả hàng cùng chạy, không ai phải chờ ai” là cấp huyện theo thẩm quyền của mình mà lên phương án sáp nhập các phòng, không ngồi chờ phương án sáp nhập các sở của tỉnh, cấp tỉnh không chờ sự hoàn thiện phương án sáp nhập các bộ ở Trung ương.

Còn nếu vẫn tiếp diễn tình trạng xã chờ huyện, huyện chờ tỉnh, tỉnh chờ Trung ương hoặc ngược lại, thì đó không phải là “vừa chạy vừa xếp hàng” mà là “xếp hàng xong mới chạy”. Mà điều này không thể dẫn tới thành công của cuộc cách mạng “tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” đối với bộ máy nhà nước!

Trần Quang Vinh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Chiều 17/1, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau tham dự hội nghị.

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Ngày 16/1, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Tết thương binh, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn do bão số 3 (Yagi) và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Sáng 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.