Đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam, ngoài người cao tuổi và người có bệnh lý nền, thì các nhân viên y tế là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch bệnh COVID-19, kể cả tại những nước có nền y học hiện đại trên thế giới. Tại Vũ Hán, Trung Quốc đã có khoảng 2.000 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, nhiều người đã tử vong, trong đó có cả những bác sĩ trẻ (bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên phát hiện những bất thường của căn bệnh này, qua đời ở tuổi 34). Tại Italy, Mỹ, Anh, Pháp - những quốc gia có hệ thống y tế hiện đại cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp y bác sĩ nhiễm bệnh và tử vong.
Đối với Việt Nam, trong gần 3 tháng qua, hệ thống y tế đã luôn trong tình trạng căng mình chống dịch. Và điều không mong muốn đã xảy ra, Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp là bác sỹ mắc COVID-19 (bệnh nhân thứ 116 và 141). Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào. Do đó, ngay từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 và người đến cách ly, bệnh viện luôn đặt công tác phòng hộ, bảo vệ nhân viên y tế lên hàng đầu. Tất cả nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân và người cách ly đều phải mặc những bộ quần áo bảo hộ theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế quy định, khẩu trang cũng là khẩu trang N95.
Tuy nhiên, bác sĩ Cấp cho biết không có trang phục phòng hộ nào có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh 100% cho các nhân viên y tế. Chẳng hạn, khẩu trang N95 là khẩu trang có độ an toàn cao nhất được thế giới khuyến cáo nhân viên y tế sử dụng trong các tình huống tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng chỉ ngăn được 95% giọt bắn mang mầm bệnh. Trong khi đó, mỗi ngày, nhân viên y tế có thể phải đối mặt với rất nhiều thao tác có nguy cơ rất cao như đặt ống nội khí quản, lấy mẫu bệnh phẩm ở mũi họng bệnh nhân… Tại Khoa Cấp cứu, mỗi nhân viên làm việc 8 giờ sẽ được nghỉ 1 lần giữa ca sau 4 giờ làm việc để giải quyết các vấn đề cá nhân nhưng ngay cả việc cởi bỏ trang bị phòng hộ cũng tiềm ẩn nguy cơ.
Do đó, theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn, nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra và hậu quả sẽ rất lớn. Bởi mỗi khi có bác sĩ hay nhân viên y tế nhiễm bệnh thì phải cách ly rất nhiều người khác nữa trong 14 ngày. Nếu nhiều đơn vị cùng xảy ra tình trạng có nhân viên y tế nhiễm bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt bác sĩ, thiếu hụt nhân viên y tế ngay trong đại dịch. Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tất cả y bác sỹ, nhân viên tại bệnh viện đã phải cách ly, xét nghiệm…
Tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch
Để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế; cho người bệnh đang điều trị và người tiếp xúc gần với người bệnh, theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, các nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị các bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19, phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đề ra. Mọi người làm việc theo mô hình đội nhóm (1 bác sĩ và 2 điều dưỡng hoặc 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng và 1 nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn) nên khi sử dụng các phương tiện phòng hộ, người này có thể quan sát người kia nhằm hỗ trợ cho nhau các thao tác chậm, chắc, kỹ và đúng chuẩn hoặc có thể nhắc nhở nhau về các nguy cơ bất ngờ ập đến trong chăm sóc, điều trị.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, để tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên, bệnh viện phải có một quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, cách ly theo đúng quy định. Khi đã có quy trình này, việc diễn tập phải được thực hiện thường xuyên (kể cả lúc không có dịch) để có kinh nghiệm, đồng thời nâng cao cảnh giác cao độ cho cán bộ nhân viên, nhất là khoa cấp cứu và khoa khám bệnh. Trong trường hợp có dịch, các quy trình về bảng biểu, màu sắc chữ, phát loa, phiếu sàng lọc hai bước... ở khu sàng lọc phải được thực hiện nghiêm túc nhằm giảm nguy cơ "lọt" bệnh nhân mắc COVID-19 lên các khu vực khác.
Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện, sở y tế hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung, cân nhắc thay đổi hình thức giao ban, hạn chế số lượng người tham dự giao ban bệnh viện, giao ban khoa phòng để chuyển sang làm việc trực tuyến, đồng thời yêu cầu khoảng cách giữa các giường bệnh đảm bảo 2m trở lên và tăng cường đặt hẹn khám bệnh để giảm số người chờ khám.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã có hướng dẫn gửi các bệnh viện, yêu cầu khi khám và điều trị cho bệnh nhân cần điều trị dài ngày thì căn cứ vào tình hình thực tế, trong thời điểm chống dịch kê đơn thuốc không quá 3 tháng cho bệnh nhân, cơ sở khám chữa bệnh cũng phải cung cấp số điện thoại để người bệnh có thể liên hệ ngay khi cần, bệnh viện cũng phải dự trữ đủ thuốc men, đặc biệt lưu ý các thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, trang bị đủ trang phục chống dịch, đồ bảo hộ cá nhân cho thầy thuốc.
Với nguy cơ bị lây nhiễm cao, đội ngũ y tế rất cần nhận được sự bảo vệ, quan tâm của cả cộng đồng. Vì vậy, sự tiếp sức của cộng đồng và ủng hộ của các nguồn lực xã hội trong thời điểm này là rất cần thiết. Mới đây, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã triển khai, tổ chức chương trình Chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Vì một Việt Nam khỏe mạnh, với những chuỗi hoạt động trên cả nước, hỗ trợ nhân viên y tế tại tuyến đầu chống dịch. Đợt 1, hội đã phối hợp với Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức trao tặng 1.710 bộ bảo hộ, 633 khẩu trang N95, 50.000 trứng gà và 2 tấn gạo cho các Khu cách ly do Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, khu cách ly quận Sơn Trà và Bộ tư lệnh Thủ Đô. Trong đợt 2, hội tiếp tục kêu gọi và tổ chức trao tặng tại các bệnh viện tuyến đầu như Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khu cách ly Cần Giờ-Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương... Chương trình sẽ tiếp tục được triển khai trên cả nước từ nay đến khi Việt Nam tuyên bố hết dịch. Dự kiến, hàng triệu bộ bảo hộ, khẩu trang N95 cùng các vật phẩm y tế quan trọng khác sẽ được các nhà hảo tâm quyên góp qua Hội Thầy thuốc trẻ, hỗ trợ các bác sĩ, y sĩ, chiến sĩ trên tuyến đầu mặt trận chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp, cá nhân trong nước cũng có những đóng góp, hỗ trợ các y, bác sĩ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng (Sữa tươi 100%, sữa chua uống bổ sung lợi khuẩn Probi giúp tăng cường đề kháng ...) với tổng trị giá 1 tỷ đồng để “tiếp sức” cho đội ngũ gần 1.000 cán bộ y tế tuyến đầu của Thành phố Hồ Chí Minh đang trực tiếp “chiến đấu” chống dịch. Trước đó, Vinamilk cũng đã ủng hộ 10 tỷ đồng vào nguồn kinh phí của ngành y tế để mua sắm các thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh COVID-19. Tại Hà Nội, chủ một tiệm ăn đã nấu 120 suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng và tự tay vận chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ. Hay Câu lạc bộ Bếp Cơm Vạn Tình ở Đà Nẵng tổ chức chiến dịch “tiếp sức nước cam" với hơn 2.000 chai nước cam được trao tận tay những người ở tuyến đầu chống dịch như lời động viên, chung sức với các chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID-19...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có thư biểu dương những cống hiến hết mình, không quản vất vả, hiểm nguy của những chiến sĩ áo trắng trên mọi miền Tổ quốc, những người xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ tiên phong trong cuộc chống COVID-19. Thủ tướng nhấn mạnh, hình ảnh những người thầy thuốc sẵn sàng quên mình chăm sóc người bệnh tại các khu vực điều trị, cách ly hay miệt mài trong phòng xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, nghiên cứu về virus... đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc, được nhân dân cả nước khen ngợi… Không những phát huy truyền thống, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh rất đáng tự hào của ngành y tế mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin, sự an tâm, tiếp thêm động lực để cả nước đồng sức, chung lòng phòng chống dịch thành công. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài, Việt Nam đang trong giai đoạn cần tập trung cao độ để phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng kêu gọi toàn thể thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trên mọi miền Tổ quốc quyết tâm cao hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa cùng với các lực lượng và nhân dân sớm đẩy lùi dịch bệnh trên đất nước ta. Thủ tướng kêu gọi và đề nghị đồng bào, đồng chí trong cả nước tiếp tục động viên, chia sẻ, chung tay ủng hộ những chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến với COVID-19 đầy cam go và nguy hiểm.
Ngay khi thông tin về bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam dương tính với SARS-CoV-2, trên các diễn đàn xã hội người dân liên tục bày tỏ niềm thương cảm, sự lo lắng và lòng biết ơn với những chiến binh khoác áo blouse đã quên mình vì người bệnh. Tuy nhiên, hành động đơn giản và thiết thực nhất lúc này là mỗi người dân nên hạn chế đi lại, bảo vệ chính mình, cũng chính là giảm gánh nặng cho ngành y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam, ngoài người cao tuổi và người có bệnh lý nền, thì các nhân viên y tế là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch bệnh COVID-19, kể cả tại những nước có nền y học hiện đại trên thế giới. Tại Vũ Hán, Trung Quốc đã có khoảng 2.000 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, nhiều người đã tử vong, trong đó có cả những bác sĩ trẻ (bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên phát hiện những bất thường của căn bệnh này, qua đời ở tuổi 34). Tại Italy, Mỹ, Anh, Pháp - những quốc gia có hệ thống y tế hiện đại cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp y bác sĩ nhiễm bệnh và tử vong.
Đối với Việt Nam, trong gần 3 tháng qua, hệ thống y tế đã luôn trong tình trạng căng mình chống dịch. Và điều không mong muốn đã xảy ra, Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp là bác sỹ mắc COVID-19 (bệnh nhân thứ 116 và 141). Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào. Do đó, ngay từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 và người đến cách ly, bệnh viện luôn đặt công tác phòng hộ, bảo vệ nhân viên y tế lên hàng đầu. Tất cả nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân và người cách ly đều phải mặc những bộ quần áo bảo hộ theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế quy định, khẩu trang cũng là khẩu trang N95.
Tuy nhiên, bác sĩ Cấp cho biết không có trang phục phòng hộ nào có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh 100% cho các nhân viên y tế. Chẳng hạn, khẩu trang N95 là khẩu trang có độ an toàn cao nhất được thế giới khuyến cáo nhân viên y tế sử dụng trong các tình huống tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng chỉ ngăn được 95% giọt bắn mang mầm bệnh. Trong khi đó, mỗi ngày, nhân viên y tế có thể phải đối mặt với rất nhiều thao tác có nguy cơ rất cao như đặt ống nội khí quản, lấy mẫu bệnh phẩm ở mũi họng bệnh nhân… Tại Khoa Cấp cứu, mỗi nhân viên làm việc 8 giờ sẽ được nghỉ 1 lần giữa ca sau 4 giờ làm việc để giải quyết các vấn đề cá nhân nhưng ngay cả việc cởi bỏ trang bị phòng hộ cũng tiềm ẩn nguy cơ.
Do đó, theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn, nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra và hậu quả sẽ rất lớn. Bởi mỗi khi có bác sĩ hay nhân viên y tế nhiễm bệnh thì phải cách ly rất nhiều người khác nữa trong 14 ngày. Nếu nhiều đơn vị cùng xảy ra tình trạng có nhân viên y tế nhiễm bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt bác sĩ, thiếu hụt nhân viên y tế ngay trong đại dịch. Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tất cả y bác sỹ, nhân viên tại bệnh viện đã phải cách ly, xét nghiệm…
Tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch
Để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế; cho người bệnh đang điều trị và người tiếp xúc gần với người bệnh, theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, các nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị các bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19, phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đề ra. Mọi người làm việc theo mô hình đội nhóm (1 bác sĩ và 2 điều dưỡng hoặc 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng và 1 nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn) nên khi sử dụng các phương tiện phòng hộ, người này có thể quan sát người kia nhằm hỗ trợ cho nhau các thao tác chậm, chắc, kỹ và đúng chuẩn hoặc có thể nhắc nhở nhau về các nguy cơ bất ngờ ập đến trong chăm sóc, điều trị.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, để tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên, bệnh viện phải có một quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, cách ly theo đúng quy định. Khi đã có quy trình này, việc diễn tập phải được thực hiện thường xuyên (kể cả lúc không có dịch) để có kinh nghiệm, đồng thời nâng cao cảnh giác cao độ cho cán bộ nhân viên, nhất là khoa cấp cứu và khoa khám bệnh. Trong trường hợp có dịch, các quy trình về bảng biểu, màu sắc chữ, phát loa, phiếu sàng lọc hai bước... ở khu sàng lọc phải được thực hiện nghiêm túc nhằm giảm nguy cơ "lọt" bệnh nhân mắc COVID-19 lên các khu vực khác.
Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện, sở y tế hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung, cân nhắc thay đổi hình thức giao ban, hạn chế số lượng người tham dự giao ban bệnh viện, giao ban khoa phòng để chuyển sang làm việc trực tuyến, đồng thời yêu cầu khoảng cách giữa các giường bệnh đảm bảo 2m trở lên và tăng cường đặt hẹn khám bệnh để giảm số người chờ khám.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã có hướng dẫn gửi các bệnh viện, yêu cầu khi khám và điều trị cho bệnh nhân cần điều trị dài ngày thì căn cứ vào tình hình thực tế, trong thời điểm chống dịch kê đơn thuốc không quá 3 tháng cho bệnh nhân, cơ sở khám chữa bệnh cũng phải cung cấp số điện thoại để người bệnh có thể liên hệ ngay khi cần, bệnh viện cũng phải dự trữ đủ thuốc men, đặc biệt lưu ý các thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, trang bị đủ trang phục chống dịch, đồ bảo hộ cá nhân cho thầy thuốc.
Với nguy cơ bị lây nhiễm cao, đội ngũ y tế rất cần nhận được sự bảo vệ, quan tâm của cả cộng đồng. Vì vậy, sự tiếp sức của cộng đồng và ủng hộ của các nguồn lực xã hội trong thời điểm này là rất cần thiết. Mới đây, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã triển khai, tổ chức chương trình Chung tay phòng, chống dịch COVID-19 - Vì một Việt Nam khỏe mạnh, với những chuỗi hoạt động trên cả nước, hỗ trợ nhân viên y tế tại tuyến đầu chống dịch. Đợt 1, hội đã phối hợp với Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức trao tặng 1.710 bộ bảo hộ, 633 khẩu trang N95, 50.000 trứng gà và 2 tấn gạo cho các Khu cách ly do Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, khu cách ly quận Sơn Trà và Bộ tư lệnh Thủ Đô. Trong đợt 2, hội tiếp tục kêu gọi và tổ chức trao tặng tại các bệnh viện tuyến đầu như Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khu cách ly Cần Giờ-Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương... Chương trình sẽ tiếp tục được triển khai trên cả nước từ nay đến khi Việt Nam tuyên bố hết dịch. Dự kiến, hàng triệu bộ bảo hộ, khẩu trang N95 cùng các vật phẩm y tế quan trọng khác sẽ được các nhà hảo tâm quyên góp qua Hội Thầy thuốc trẻ, hỗ trợ các bác sĩ, y sĩ, chiến sĩ trên tuyến đầu mặt trận chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp, cá nhân trong nước cũng có những đóng góp, hỗ trợ các y, bác sĩ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng (Sữa tươi 100%, sữa chua uống bổ sung lợi khuẩn Probi giúp tăng cường đề kháng ...) với tổng trị giá 1 tỷ đồng để “tiếp sức” cho đội ngũ gần 1.000 cán bộ y tế tuyến đầu của Thành phố Hồ Chí Minh đang trực tiếp “chiến đấu” chống dịch. Trước đó, Vinamilk cũng đã ủng hộ 10 tỷ đồng vào nguồn kinh phí của ngành y tế để mua sắm các thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh COVID-19. Tại Hà Nội, chủ một tiệm ăn đã nấu 120 suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng và tự tay vận chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ. Hay Câu lạc bộ Bếp Cơm Vạn Tình ở Đà Nẵng tổ chức chiến dịch “tiếp sức nước cam" với hơn 2.000 chai nước cam được trao tận tay những người ở tuyến đầu chống dịch như lời động viên, chung sức với các chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID-19...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có thư biểu dương những cống hiến hết mình, không quản vất vả, hiểm nguy của những chiến sĩ áo trắng trên mọi miền Tổ quốc, những người xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ tiên phong trong cuộc chống COVID-19. Thủ tướng nhấn mạnh, hình ảnh những người thầy thuốc sẵn sàng quên mình chăm sóc người bệnh tại các khu vực điều trị, cách ly hay miệt mài trong phòng xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, nghiên cứu về virus... đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc, được nhân dân cả nước khen ngợi… Không những phát huy truyền thống, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh rất đáng tự hào của ngành y tế mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin, sự an tâm, tiếp thêm động lực để cả nước đồng sức, chung lòng phòng chống dịch thành công. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài, Việt Nam đang trong giai đoạn cần tập trung cao độ để phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng kêu gọi toàn thể thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trên mọi miền Tổ quốc quyết tâm cao hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa cùng với các lực lượng và nhân dân sớm đẩy lùi dịch bệnh trên đất nước ta. Thủ tướng kêu gọi và đề nghị đồng bào, đồng chí trong cả nước tiếp tục động viên, chia sẻ, chung tay ủng hộ những chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến với COVID-19 đầy cam go và nguy hiểm.
Ngay khi thông tin về bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam dương tính với SARS-CoV-2, trên các diễn đàn xã hội người dân liên tục bày tỏ niềm thương cảm, sự lo lắng và lòng biết ơn với những chiến binh khoác áo blouse đã quên mình vì người bệnh. Tuy nhiên, hành động đơn giản và thiết thực nhất lúc này là mỗi người dân nên hạn chế đi lại, bảo vệ chính mình, cũng chính là giảm gánh nặng cho ngành y tế.
Minh Duyên