Kon Tum có 110/136 trường mầm non đông trẻ em là người dân tộc thiểu số (DTTS); gần 1.200 nhóm, lớp có trẻ em DTTS. Thực hiện Đề án 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Kon Tum đã xây dựng kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Tối 8/9, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ tổng kết “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023 và Chương trình Gala “Tiếng Mẹ thân thương” (phối hợp với Ban Truyền hình Đối ngoại VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức).
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ Mầm non và học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2, năm 2021 - 2025”.
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn của cả nước nhưng Lào Cai đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong giáo dục và đào tạo học sinh vùng dân tộc thiểu số. Việc thực hiện tốt các Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; giai đoạn 2021-2025 đã có những đóng góp quan trọng vào thành tích chung của ngành Giáo dục địa phương.
Những năm qua, công tác phát triển giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào Khmer của tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều đổi mới, khởi sắc hơn. Với những chính sách đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp kiên cố hóa, chế độ ưu đãi hỗ trợ người dạy, người học ở vùng đồng bào Khmer… đã góp phần tạo động lực cho giáo dục nơi đây phát triển. Những gia đình Khmer dù còn khó khăn về kinh tế nhưng ngày càng quan tâm đến việc học của con. Nhờ vậy, học sinh Khmer được tạo điều kiện để học tập, từ đó trở thành nguồn nhân lực có chất lượng tiếp tục quay về phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Những năm qua, công tác phát triển giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào Khmer của tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều đổi mới, khởi sắc hơn. Với những chính sách đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp kiên cố hóa, chế độ ưu đãi hỗ trợ người dạy, người học ở vùng đồng bào Khmer… đã góp phần tạo động lực cho giáo dục nơi đây phát triển. Những gia đình Khmer dù còn khó khăn về kinh tế nhưng ngày càng quan tâm đến việc học của con. Nhờ vậy, học sinh Khmer được tạo điều kiện để học tập, từ đó trở thành nguồn nhân lực có chất lượng tiếp tục quay về phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Những năm qua, công tác phát triển giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào Khmer của tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều đổi mới, khởi sắc hơn. Với những chính sách đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp kiên cố hóa, chế độ ưu đãi hỗ trợ người dạy, người học ở vùng đồng bào Khmer… đã góp phần tạo động lực cho giáo dục nơi đây phát triển. Những gia đình Khmer dù còn khó khăn về kinh tế nhưng ngày càng quan tâm đến việc học của con. Nhờ vậy, học sinh Khmer được tạo điều kiện để học tập, từ đó trở thành nguồn nhân lực có chất lượng tiếp tục quay về phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Trước phản ánh về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách “Cánh Diều” (do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.
“Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các kênh để giáo viên và nhân dân tham gia góp ý, phản biện ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo sách giáo khoa. Nhiều người góp ý là để hạn chế lỗi nhỏ nhất, “những hạt sạn” xuất hiện trong sách”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp tại Trụ sở Chính phủ vào chiều 12/10 về việc xử lý các ý kiến về Sách tiếng Việt lớp 1 mới.
Yên Bái là tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học. Qua đó, tỷ lệ học sinh mầm non ra lớp theo đúng độ tuổi đạt gần 100%, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ông Tô Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Kiên Giang) cho biết, Châu Thành hiện có trên 37.400 hộ, trong đó dân tộc Khmer chiếm 31,2%. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp quan tâm thực hiện. Từ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc, vùng dân tộc thiểu số.
Sau 2 năm triển khai, Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025” đã góp phần trang bị cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có đủ kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội chương trình giáo dục phổ thông một cách tốt nhất.
Có một lớp học tiếng Việt rất đặc biệt vẫn từng ngày diễn ra dưới nắng hè oi ả. Ở đó, một cô giáo người dân tộc Nùng không quản ngại khó khăn dạy các em học sinh người Bahnar từng nét chữ.
Những sai sót trong cách viết, nói của không ít người trong xã hội hiện nay thực sự đã trở nên đáng báo động. Có những diễn đàn dành cho toàn những bà mẹ mê nấu nướng, mê trang trí nhà cửa, cũng đều là những người có trình độ nhưng lỗi chính tả thì khiến người đọc như nhai sạn khi xem “Tháng riêng mà tháng ăn chơi, em định chốn cả tháng…”. Mạng xã hội thì thế đã đành, nhưng ngay trong sách giáo khoa hiện nay, cũng vài hôm lại thấy một bậc phụ huynh lên tiếng than thở, bức xúc vì những sai sót. Phải chăng, sự trong sáng của tiếng Việt đã ngày càng bị mai một.