Tiếng chày giã gạo trong văn hóa Tây Nguyên

Giã gạo chày tư ở làng của người Cơ-tu. Ảnh: Tấn Vịnh
Giã gạo chày tư ở làng của người Cơ-tu. Ảnh: Tấn Vịnh

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tiếng chày giã gạo không chỉ là nhịp điệu, âm thanh quen thuộc mà còn thể hiện sự no ấm, niềm vui mỗi khi được mùa.

Tiếng chày giã gạo trong văn hóa Tây Nguyên ảnh 1Giã gạo chày tư ở làng của người Cơ-tu. Ảnh: Tấn Vịnh

Nếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bào thường dùng sức nước để giã gạo thì ở Tây Nguyên, đồng bào lại dùng sức người với vật dụng là chày, cối gỗ. Cối thường làm từ cây tơnung, được chạm khắc hoa văn ở thành ngoài và phía trên miệng. Mỗi cối có 2 chiếc chày, được làm bằng gỗ cây kơnia hoặc cây hương. Giữa thân chày có khắc thêm vài vòng tròn để khi cầm không bị trơn.

Tiếng chày giã gạo trong văn hóa Tây Nguyên ảnh 2Cối giã gạo trang trí hoa văn của người Cơ-tu. Ảnh: Tấn Vịnh
Tiếng chày giã gạo trong văn hóa Tây Nguyên ảnh 3Giã gạo chày tư ở làng của người Cơ-tu
Tiếng chày giã gạo trong văn hóa Tây Nguyên ảnh 4Chày và cối giã gạo của người Tà Ôi. Ảnh: Tấn Vịnh

Ngày nay, ở nhiều buôn làng Tây Nguyên, đồng bào vẫn giữ thói quen dùng chày, cối để giã gạo. Cứ sau một ngày lao động trên nương rẫy, chị em phụ nữ lại tập trung giã gạo để kịp nấu cơm. Nhịp chày cứ thậm thình, đều đều, ngân vang trên khắp các buôn làng, vừa như mời gọi du khách gần xa, vừa thể hiện cho sức khỏe, đức tính cần cù của phụ nữ trên vùng đất đại ngàn.

Tấn Vịnh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm