Các lĩnh vực đột phá được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu, tiếp tục thực hiện các chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương. Đầu tiên, tỉnh Lào Cai đã xác định chỉ khi phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Lào Cai xác định tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, du lịch, cửa khẩu, công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là những lĩnh vực đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường. Cùng với đó là xây dựng đô thị thông minh thành phố Lào Cai và đô thị Sa Pa; phát triển, mở rộng thành phố Lào Cai là đô thị loại I; phát triển Sa Pa là đô thị du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế có vai trò hỗ trợ phát triển vùng phía Tây của Lào Cai; quy hoạch chi tiết, đầu tư đô thị trung tâm các huyện.
Tỉnh xác định công tác hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường phát triển liên kết vùng; đầu tư, nâng cấp đồng bộ các tuyến tỉnh lộ, giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, trung tâm dữ liệu, trung tâm điều hành, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh mạng, nguồn nhân lực có kỹ năng số để triển khai hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Lào Cai chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực ngành Y tế, Giáo dục, Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, địa phương sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về năng lực, thể lực và phẩm chất; chủ động trong công tác đào tạo, gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động. Tỉnh xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai trở thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tỉnh triển khai liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tập trung phát triển du lịch là ngành kinh tế đột phá của tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển khu du lịch Thị xã Sa Pa; khu du lịch thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Y Tý (huyện Bát Xát). Thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh Lào Cai đã xác định phát triển dịch vụ chất lượng cao, hiện đại nhất là các dịch vụ có lợi thế, dịch vụ công nghệ cao. Cùng với đó, tỉnh chú trọng dịch vụ phục vụ thúc đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, phát triển ngành thương mại tỉnh Lào Cai theo hướng hiện đại.
Một nhiệm vụ nữa cũng được tỉnh Lào Cai xác định hết sức quan trọng là tăng cường quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất, tạo nguồn thu từ đất cho đầu tư, phát triển. Tỉnh thực hiện điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá, đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai toàn tỉnh; nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tỉnh tăng cường kỷ cương quản lý đất đai, công khai quy hoạch sử dụng đất, quy trình giao đất, cho thuê đất, đấu giá, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng chồng lấn đất đai, tranh chấp đất đai; khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đề ra nhiệm vụ từng bước sắp xếp dân cư nông thôn phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo khu dân cư tập trung đảm bảo quy mô thôn, bản theo tiêu chí quy định nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng, quản lý nhà nước, chất lượng cuộc sống người dân. Tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư mới, các điểm dân cư hiện có để bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo quy hoạch; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về phát triển miền núi vùng đồng bào dân tộc.
Tỉnh xác định công tác hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường phát triển liên kết vùng; đầu tư, nâng cấp đồng bộ các tuyến tỉnh lộ, giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, trung tâm dữ liệu, trung tâm điều hành, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh mạng, nguồn nhân lực có kỹ năng số để triển khai hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Lào Cai chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực ngành Y tế, Giáo dục, Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, địa phương sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về năng lực, thể lực và phẩm chất; chủ động trong công tác đào tạo, gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động. Tỉnh xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai trở thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tỉnh triển khai liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tập trung phát triển du lịch là ngành kinh tế đột phá của tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển khu du lịch Thị xã Sa Pa; khu du lịch thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Y Tý (huyện Bát Xát). Thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh Lào Cai đã xác định phát triển dịch vụ chất lượng cao, hiện đại nhất là các dịch vụ có lợi thế, dịch vụ công nghệ cao. Cùng với đó, tỉnh chú trọng dịch vụ phục vụ thúc đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, phát triển ngành thương mại tỉnh Lào Cai theo hướng hiện đại.
Một nhiệm vụ nữa cũng được tỉnh Lào Cai xác định hết sức quan trọng là tăng cường quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất, tạo nguồn thu từ đất cho đầu tư, phát triển. Tỉnh thực hiện điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá, đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai toàn tỉnh; nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tỉnh tăng cường kỷ cương quản lý đất đai, công khai quy hoạch sử dụng đất, quy trình giao đất, cho thuê đất, đấu giá, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng chồng lấn đất đai, tranh chấp đất đai; khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đề ra nhiệm vụ từng bước sắp xếp dân cư nông thôn phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo khu dân cư tập trung đảm bảo quy mô thôn, bản theo tiêu chí quy định nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng, quản lý nhà nước, chất lượng cuộc sống người dân. Tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư mới, các điểm dân cư hiện có để bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo quy hoạch; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về phát triển miền núi vùng đồng bào dân tộc.
Hồng Ninh