Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi, hoàn thành chậm nhất vào 31/3/2025.
Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.
Năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25 %).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia, trong khi các hội chứng cúm và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng có dấu hiệu tăng nhanh từ cuối năm 2024, đặc biệt tại khu vực Bắc bán cầu.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...
Tại Điện Biên, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, số ca mắc sởi không ngừng tăng lên ở một số địa phương. Ngành Y tế tỉnh đang tăng cường các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập dịch, không để lây lan sang các địa bàn khác.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9/2024, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 50 năm qua, vaccine đã góp phần cứu sống 154 triệu người, tương đương trung bình 6 người/phút, trong số đó có rất nhiều trẻ nhỏ. Chương trình Tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam. Hơn 40 năm qua, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm chủng miễn phí cho phụ nữ, trẻ em Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ mắc bệnh và tử vong.
Ngày 25/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phát đi thông cáo chung kỷ niệm Tuần lễ tiêm chủng thế giới.
Bộ Y tế cho biết, 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã được phân bổ cho các địa phương để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.
Ngày 9/10, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã kêu gọi những người có nguy cơ cao hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách tích cực tiêm chủng vaccine phòng bệnh. Đây là nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rủi ro do COVID-19 và cúm mùa gây ra trong mùa Thu và Đông năm nay.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.
Ngày 6/4, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1728/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 29/8, tại thành phố Tuy Hòa, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên phát động chiến dịch truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi với chủ đề "Vui Trung thu và tựu trường an toàn".
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết, tính đến chiều 7/4, cả nước đã tiêm 207.379.359 liều vaccine phòng COVID-19. Như vậy, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên là: Mũi 1 là 100%; Mũi 2 là 99,8%; Mũi 3 đạt 50,2%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi: Mũi 1 là 99,8% và Mũi 2 là 95,1%.
Ngày 7/3, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động chiến dịch "Hành trình an toàn", nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ các biện pháp thực hành phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 16 giờ ngày 16/2 đến 16 giờ ngày 17/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 36.200 ca mắc mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 36.190 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.467 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 25.345 ca trong cộng đồng).
Làm thế nào để phòng ngừa cho trẻ, cách ứng phó khi trẻ không may bị mắc COVID-19, có nên tiêm vaccine cho trẻ?... đang là băn khoăn, lo lắng của nhiều vị phụ huynh học sinh.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 28/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 9629/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19...
Các nhà khoa học từ Florida (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để xác định nguy cơ truyền virus SARS-CoV-2 từ những người đã tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta. Kết quả cho thấy tải lượng virus ở các ca nhiễm biến thể Delta sau tiêm phòng tương đối thấp so với ở những ca chưa tiêm, tuy nhiên, trong đa số trường hợp nhiễm biến thể Delta, tải lượng virus trên ngưỡng có thể lây sang người khác.
Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 14/10 đến 17 giờ ngày 15/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.797 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 3.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 701 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố; có 1.475 ca trong cộng đồng.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 31/8 đến 17 giờ ngày 1/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận có thêm 11.434 ca nhiễm mới; trong đó 5 ca nhập cảnh; 11.429 ca trong nước.
Bệnh nhân mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ bị đông máu cao hơn nhiều so với những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Đại học Oxford/AstraZeneca hay Pfizer/BioNTech. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu đã được đồng đánh giá vừa được công bố ngày 27/8 trên Tạp chí Y khoa Anh.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18 giờ ngày 13/8 đến 18 giờ ngày 14/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.716 ca nhiễm mới, trong đó có 6 ca nhập cảnh và 9.710 ca trong nước.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 giờ 30 phút ngày 6/8 đến 6 giờ ngày 7/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.794 ca mắc trong nước, tại Thành phố Hồ Chí Minh (1.836 ca), Bình Dương (882 ca), Đồng Nai (466) ca, Tiền Giang (165 ca), Long An (160 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (100 ca), Vĩnh Long (62 ca), Phú Yên (31 ca), Sơn La (20 ca), Kiên Giang và Bình Định ( cùng ghi nhận 17 ca), Lâm Đồng (12 ca), Đồng Tháp (11 ca), Đắk Nông (7 ca), Hải Dương và Bạc Liêu (mỗi nơi có 3 ca), Thanh Hóa (2 ca) trong đó có 933 ca trong cộng đồng.
Ngày 8/6, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Tiến sĩ Kidong Park, đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về biến thể Delta cũng như hiệu quả của các loại vaccine đối với biến thể này.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 giờ 30 phút ngày 29/7 đến 6 giờ ngày 30/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.992 ca mắc mới.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 18h30 ngày 29/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.773 ca mắc mới, trong đó một ca nhập cảnh và 4.772 ca trong nước.